7 Mẹo Cơ Bản Để Có Được Một Báo Cáo SEO Hoàn Hảo

30/07/2017    1.159    4.6/5 trong 5 lượt 
 7 Mẹo Cơ Bản Để Có Được Một Báo Cáo SEO Hoàn Hảo
Làm báo cáo SEO gửi đến khách hàng chưa bao giờ là một việc đơn giản. Tất cả các doanh nghiệp đều có những mục tiêu khác nhau. Trong nhiều trường hợp, báo cáo của bạn phải đáp ứng được cả cả yếu tố cơ bản và cần có và những mục bổ sung cần thiết – và cần phải làm hài lòng khách hàng hoặc quản lý của bạn.
Tuy nhiên, báo cáo SEO là rất quan trọng vì bạn cần phải thông báo cho khách hàng, quản lý cấp cao và các bên liên quan khác biết chiến dịch SEO đang hoạt động như thế nào.
Vậy để làm một bản báo cáo SEO hoàn hảo như thế nào ?
 
Dưới đây là 7 điều thiết yếu bạn cần có để tạo nên một báo cáo SEO hoàn hảo gửi đến khách hàng.

1. Nguồn Traffic:

Nếu tăng lượng traffic tự nhiên đến website là mục đích của khách hàng, bạn cần đặt lượng traffic thành một mục riêng trong phần đầu báo cáo SEO.
 
Bạn cũng sẽ phải sử dụng phần Source/Medium trong mục báo cáo lượng traffic. Nó sẽ cho bạn biết cụ thể hơn về nơi thu hút nhiều lượng traffic hơn, do đó giúp bạn kết luận được phần nào nên dành nhiều thời gian hơn.
 
Mặc dù các chỉ số khác cũng rất quan trọng, nhưng bạn cần nhớ rằng nó phải phụ thuộc vào khách hàng mà bạn đang làm việc. Đừng đưa tất cả các số liệu vào báo cáo, điều đó không những không cần thiết mà còn chiếm rất nhiều thời gian của bạn.
 
Dưới đây là ảnh chụp màn hình về báo cáo Source/Medium:
(Lưu ý: Bạn vào Acquisition > All Traffic > Channels)

2. Tỷ lệ chuyển đổi và hoàn thành mục tiêu

Tất cả các lượng traffic trên thế giới đều rất tuyệt vời, nhưng nó sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không hoàn thành mục đích – nói cách khác là tạo ra các chuyển đổi.
 
Khách hàng của bạn có thể sẽ quan tâm nhiều nhất đến số liệu này, vì vậy tỷ lệ chuyển đổi thuộc về phần đầu trong báo cáo SEO gửi đến khách hàng.
 
Khi bạn đã biết tỷ lệ chuyển đổi, nó sẽ giúp bạn giải thích tốt hơn phần còn lại của báo cáo, nên thay đổi cái gì, cải thiện cái gì và phát huy cái gì.
 
Cách tốt nhất để minh họa tỷ lệ chuyển đổi cho khách hàng là thông qua theo dõi mục tiêu.
 
Ví dụ:
Khách hàng vô danh trên đã thiết lập các mục tiêu quyên góp mà họ theo dõi mỗi khi có ai đó đến trang web “cảm ơn sự đóng góp của bạn”. Điều này sẽ thông báo cho Google Analytics rằng ai đó đã đóng góp, do đó hoàn thành mục tiêu.
 
(Lưu ý: Bạn vào Conversions > Goals > Overview)

3. Cấp độ traffic của trang 

Bạn có thể biết khách truy cập của bạn đến từ đâu và điều quan trọng nhất là biết họ sẽ tiếp tục đi đâu.
 
Nếu visitor đến từ tìm kiếm không phải trả tiền trên Google, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu bạn biết họ đã truy cập trên bài đăng blog gần đây nhất của bạn thì điều đó thậm chí còn tốt hơn.
 
Đây là báo cáo sẽ giúp bạn tìm ra xu hướng và xem những gì mới mà mọi người đang thực sự nhấp vào. Quan trọng là điều đó có mang lại lượng traffic cho bạn hay không? Và lượng traffic đó có thể trở thành các chuyển đổi có lợi cho bạn hay không?
 
Thêm vào đó, nó giúp khách hàng biết liệu họ có cần phải dành nhiều thời gian để cải thiện trang sản phẩm của họ hay có lẽ họ cần tạo nhiều video hơn và giảm thiểu số lượng nội dung lại.
 
Kết luận phải dựa trên những số liệu đưa ra để tìm ra giải pháp tốt nhất.
 
(Lưu ý: Bạn vào Behavior > Site Content > Landing Pages)

4. Page Speed Insights

Bây giờ là lúc để thay thế Google Analytics bằng một công cụ khác của Google tuyệt vời hơn: Page Speed Insights.
Công cụ miễn phí này sẽ không chỉ hiển thị cho khách hàng của bạn thấy tốc độ tải trang web hiện tại của họ mà còn đưa ra cho họ một số liệu cụ thể nhằm tìm ra cách khắc phục/phát huy chúng.
 
Mặc dù số liệu có thể không quan trọng trong quá khứ, nhưng hiện nay, quan điểm này đã bị thay đổi hoàn toàn. SEO hoàn hảo đòi hỏi những trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Tốc độ tải trang web quá chậm (đặc biệt đối các trang web dành cho các thiết bị điện thoại) sẽ dễ dàng khiến người dùng khó chịu và khả năng quay lại gần như là con số 0.
 
Một hình ảnh hoặc video có thể làm giảm tốc độ tải trang web xuống đáng kể. Trong một số trường hợp, công cụ này có thể tiết lộ các vấn đề kỹ thuật quan trọng có thể gây hại đến hiệu suất SEO của họ.
 
(Lưu ý: Hãy truy cập vào website Page Speed Insights tools hoặc nếu có bất cứ thắc mắc gì về công cụ này, bạn có thể ghé thăm blog của Google để tìm được câu trả lời rõ ràng, chính xác và chi tiết nhất)

5. Thời gian ở lại trên trang web và tỷ lệ thoát

Nói một cách đơn giản nhất, các số liệu thuộc khu vực này được coi là một “extra” bổ sung bởi vì chúng có thể không hoàn toàn quan trọng nhất đối với một số công ty nhỏ.
 
Thời gian trên trang web và tỷ lệ thoát cho phép bạn hiểu rõ hơn về nội dung bạn đang tạo ra có thực sự kết nối hoặc tương tác mạnh mẽ với người dùng hay không.
 
Chú ý rằng bạn nên theo dõi tỷ lệ thoát và thời gian trên trang web của đối thủ. Ví dụ, nếu bạn thấy người dùng rời landing page của bạn sau 10 giây, nhưng landing page đó lại có nhiều liên kết ngoài, bạn có thể không cần phải lo lắng về thời gian ở lại trên trang web hay tỷ lệ thoát của trang đó.
 
Tập trung vào các trang cốt lõi của bạn, ví dụ như các trang có nội dung phong phú đa dạng hoặc các video. Bạn cần tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng những gì bạn đang đưa ra có thu hút được sự chú ý của người xem hay không? Nếu có, sự chú ý đó đang đi theo chiều hướng nào? Tích cực hay tiêu cực? Nếu không, bạn cần dựa trên số liệu của báo cáo để đề xuất các giải pháp tiếp theo đồng thời thông báo cho khách hàng về các vấn đề gặp phải. Đừng quá lo lắng! Mọi chuyện sẽ chỉ chấm dứt khi bạn không cố gắng bắt đầu lại mà thôi.

6. Xếp hạng và liên kết

Trong khi hầu hết các agency và các marketer vẫn báo cáo về thứ hạng của các từ khóa riêng lẻ, bạn nên có một vài chú ý với vấn đề này.
 
Sử dụng dữ liệu xếp hạng như là chỉ số thực hiện “quyền lưc tối cao” nhất thực sự là một quyết định không khôn ngoan. Google hiển thị các kết quả khác nhau dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm lịch sử, cá nhân hóa và nơi người dùng đang tìm kiếm.
 
Mặc dù vẫn có một số giá trị trong việc theo dõi các vị trí từ khóa, nhưng nó phải là một phần của báo cáo hiệu suất tổng thể – không chỉ đơn giản là “số liệu là tất cả” giống như những quan niệm ngày trước.
 
Về mặt liên kết, có hàng tấn công cụ có thể giúp bạn giám sát các liên kết mà bạn đã cố gắng đạt được rồi bị mất hoặc đang cố gắng đạt được. Những công cụ này cũng có thể cung cấp cho bạn những cái nhìn sâu sắc vào sự cạnh tranh và các cơ hội SEO mới tuyệt vời.
 
Nếu một trang nhất định trên trang của đối thủ cạnh tranh đang thu hút một số lượng liên kết cao, bạn có thể tạo ra một điều gì đó tương tự cho khách hàng của chính mình. Nên nhớ rằng: chỉ tương tự, không phải là copy nguyên mẫu toàn bộ. Điều đó chỉ khiến Google đánh giá thấp trang web của bạn và khách hàng sẽ nhớ đến bạn như là cái bóng của người khác mà thôi. Hãy tạo ra cá tính riêng cho trang web của chính mình.

7. Các phương án trong tương lai và kế hoạch thực hiện

Điều này có lẽ không phải là điều bạn thường làm trong báo cáo, nhưng lại rất quan trọng. Khách hàng thường trông chờ vào phần này rất nhiều vì nó thể hiện những gì bạn đã chuẩn bị cho việc cần làm tiếp theo để đem lại kết quả tốt và ít nhất là đáp ứng được mục tiêu của họ. Đây cũng là những gì cho phép bạn tiến lên phía trước đồng thúc đẩy mối quan hệ giữa bạn và khách hàng gần gũi hơn.
 
Điều tốt nhất bạn có thể làm cho khách hàng của bạn hoặc các quản lý cấp trên là có phần “đề xuất” ở cuối mỗi phần của báo cáo được thảo luận ở trên.
 
Đây thực sự là một phần của báo cáo sẽ chuyển dữ liệu của bạn thành thứ có thể thực hiện được và có giá trị lâu dài trong tương lai.
 
Lưu ý cuối cùng
 
Bất kể bạn đang thu thập số liệu gì, bạn đều phải có tùy chọn để so sánh các mốc thời gian khác nhau: từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm, chiến dịch theo giai đoạn,.. Luôn luôn sử dụng tính năng so sánh để tạo ra một báo cáo SEO tuyệt vời!.
lammarketing.vn

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận