Khi chúng ta làm nội dung thường khó nhất là ý tưởng, chúng ta thường loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Trong bài hôm nay chúng ta tìm hiểu xem content idea là gì và 6 cách để tìm cho mình content idea xuất sắc nhất.
Content Idea là gì?
Content Idea là tập hợp nhiều Ý tưởng để viết nội dung hữu ích và thu hút, quá trình tìm kiếm các chủ đề có liên quan để tạo nội dung và quyết định những chủ đề nào sẽ thực sự cộng hưởng với đối tượng mục tiêu thương hiệu của bạn.
“Một ý tưởng tuyệt vời là tâm điểm của bất kỳ chiến dịch hoặc dự án nội dung nào. Sự phấn khích xung quanh một ý tưởng là những gì giúp bạn duy trì trong suốt quá trình sáng tạo (đôi khi) và đó là một phần trong những gì khiến khán giả của bạn chia sẻ, chia sẻ và chia sẻ”.
Hãy bắt đầu từ chiến lược content marketing của doanh nghiệp để tìm kiếm những ý tưởng triển khai nội dung mới. Chiến lược content được xây dựng cụ thể, rõ ràng sẽ giúp bạn xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, cũng như mục tiêu content của bạn cần hướng đến trong một khoảng thời gian cụ thể. Bắt đầu từ chiến lược và bám sát các tiêu chí đã đề ra giúp các ý tưởng của bạn không lan man, sai đề.
Tập trung phân tích các khía cạnh sau trong chiến lược content marketing sẽ giúp ý tưởng của bạn thú vị nhưng vẫn đúng insight:
Pain points của khách hàng:
Một nội dung thu hút và được đón nhận bởi nó chạm được đến trái tim đọc giả, khai thác tốt các vấn đề họ gặp phải và đưa ra hướng giải quyết phù hợp, thông minh. Chính những nỗi đau này sẽ giúp khách đồng cảm với các nội dung bạn chia sẻ.
Mục tiêu của nội dung:
Trong bất kỳ bản chiến lược content marketing nào cũng thể hiện rất rõ mục tiêu cần đạt được sau mỗi nội dung nhãn hàng chia sẻ. Vì lý do ấy, hãy tập trung khai thác, bám sát lần lượt các mục tiêu để có hướng tư duy tìm ý tưởng tốt nhất. Đây cũng là một trong những nguồn gợi ý idea thú vị cho bạn. Biết đâu, khi đang phân tích mục tiêu cụ thể nào đó, một ý tưởng tuyệt vời “rớt” trúng vào ta?
Danh sách keywords: tìm kiếm tất tần tật những nội dung liên quan đến từ khóa bạn đang phải triển khai và tổng hợp thành các nhóm nội dung chính, từ đó phát hiện những ý tưởng mới mình – cũ người hoặc các góc tiếp cận đặc trưng hơn mà chưa ai khai thác. Từ khóa cũng là một gợi ý để bạn triển khai idea khi chưa biết bắt đầu từ đâu.
2. Quan sát, dựa vào thực tế
Ý tưởng ở mọi nơi, chỉ cần bạn chịu khó quan sát và tìm hiểu các sự kiện diễn ra xung quanh mình. Quan tâm đến cuộc sống đời thường và cẩn thận khai thác những nội dung xoay quanh chúng sẽ khiến các ý tưởng viết content của bạn tinh tế, gần gũi và có tính ứng dụng cao.
Cập nhật xu hướng content cũng là cách giúp bạn tìm kiếm ý tưởng viết bài, làm nội dung nhanh chóng. Mỗi sự kiện, xu hướng xảy ra trong cuộc sống là chất liệu tuyệt vời có thể khai thác để hoàn thiện hơn nội dung bài chia sẻ của mình.
3. Tư duy chéo, liên tưởng ngẫu nhiên
Đây có thể xem là một trong những cách “ý tưởng tạo ý tưởng” vô cùng thông minh và sáng tạo.
Phương pháp thực hiện rất đơn giản, kẻ 2 cột: Liệt kê tất cả mọi từ khóa liên quan trực tiếp đến sản phẩm, dịch vụ của mình tại một cột, cột còn lại là những từ khóa bất kì, ngẫu nhiên và càng không liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp của bạn càng tốt. Sau đó, nối ngẫu nhiên từ khóa của hai cột với nhau, cố gắng liên tưởng và tìm ra sự tương đồng giữa chúng. Sẽ có rất nhiều ý tưởng content mới lạ, bất ngờ tự sự liên tưởng ngẫu nhiên này.
4. Đối thủ, đối tác
Dạo một vòng các trang đối thủ và đối tác để trải nghiệm “họ đang làm gì” cũng là một ý kiến hay để bạn khai thác tốt hơn các idea của mình. Học hỏi cách đối thủ thực hiện các chiến dịch và những nội dung được họ chia sẻ giúp bạn có được các tham khảo mới cho content tiếp theo.
Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu xem đối thủ đang làm gì, hình thức quảng cáo của họ ra sao, sản phẩm của họ có ưu nhược điểm gì, điểm được và chưa… để lấy nền tảng và xâu chuỗi toàn bộ những thông tin tạo ra các ý tưởng viết bài mới nổi bật hơn.
5. Phân tích Content Gap
Một cách chắc chắn khác để đưa ra ý tưởng content phù hợp với chủ đề mà khách hàng tiềm năng của bạn thực sự cần là thông qua phân tích Content Gap.
Để phân tích Content Gap hãy sử dụng công cụ ahref, hy vọng mình sẽ có bài cụ thể về công cụ này trong bài tới.
6. Thử nghiệm trên Google
Hãy viết ngay một ý tưởng ra giấy và thử tìm ngay trên Google tìm kiếm, xem qua các kết quả gọi gợi ý các từ liên quan, chúng ta sẽ có những ý tưởng bất ngờ.