Social Media, hay còn gọi kênh truyền thông xã hội, là xu hướng phát triển mau lẹ nhất trong lịch sử thế giới. Trong vòng mười năm đầu, Internet đã thu hút khoảng 1 tỷ người dùng. Nói riêng về Facebook. Cứ 4 người trên hành tinh này thì có 1 người tham gia Facebook. Và đó mới chỉ tính riêng Facebook.
Vì thế không khó để hiểu tại sao Social Media trở thành “miếng bánh béo bở” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tranh một phần, dù chỉ là chút ít. Trong bài viết kiến thức tổng quan về Social Media Marketing này, tôi sẽ điểm qua 5 mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam và cách xây dựng chiến lược truyền thông xã hội cho mỗi mạng.
Định nghĩa về Social Media Marketing
Có rất nhiều định nghĩa về Social Media Marketing nhưng theo tôi, đây là khái niệm giải thích gần đúng với bản chất của nó nhất:
Social Media Marketing (Tiếp thị truyền thông xã hội) là quá trình tạo nội dung theo ngữ cảnh của mỗi mạng xã hội riêng lẻ để thúc đẩy sự tương tác và chia sẻ của người dùng.
Kết quả của tiếp thị truyền thông xã hội là đạt được lưu lượng truy cập theo chỉ tiêu. Vậy bạn phải làm gì để có được kết quả đó? Tạo nội dung hoạt động tốt trên mỗi kênh xã hội.
Đương nhiên, các kênh xã hội thì khác nhau. Ở kênh này thì content viết blog làm chủ. Ở kênh khác thì video content lại lên ngôi. Và ở một kênh khác nữa, hình ảnh sẽ là “bá vương” ngự trị.
Cho nên, mỗi kênh sẽ yêu cầu một chiến lược tiếp thị khác nhau. Tất cả đều hướng đến mục tiêu: khiến cho nội dung của họ được “viral” (lan truyền).
Nhưng để làm được điều đó thì nội dung phải đủ hấp dẫn để ai cũng muốn chia sẻ nó. Content của bạn phải tốt đến mức thôi thúc người dùng nói với tất cả bạn bè, người thân của họ về nó.
Nếu không thì chiến lược truyền thông xã hội của bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ không có lượt chia sẻ, không có nội dung viral và cũng không kéo được lưu lượng truy cập quay lại website của bạn.
Các thuật ngữ quan trọng trong mạng truyền thông xã hội
Content (Nội dung)
Đó là bất kỳ nội dung nào mà bạn đăng tải lên các kênh truyền thông xã hội. Nó có thể là một status trên Facebook, một bức ảnh trên Instagram, một tweet trên Twitter, một cái gì đó để pin trên board của Pinterest v.v..
Content sẽ ở nhiều hình thức khác nhau. Bạn cần tùy chỉnh cho phù hợp với từng kênh. Nhưng điều quan trọng hơn cả nội dung là ngữ cảnh (context).
Context (Ngữ cảnh)
Gary Vaynerchuk đã nói rằng, nếu nội dung là vua thì ngữ cảnh là thượng đế. Bạn có thể nghĩ ra một trò đùa hài hước tuyệt vời nhưng nếu đặt nó ở đâu đó trong bài đăng dài 3000 từ trên website, thì sẽ rất ít người thấy nó. Tuy nhiên, nếu bạn đặt nó trên Twitter bằng một cú Tweet ngắn thì bạn sẽ nhận được nhiều lượt tương tác từ người dùng.
Hashtag (gắn thẻ)
Hiện tại, hashtag là một dạng rất phổ biến mà người ta dùng để thêm thông tin phụ trên hầu hết các kênh truyền thông xã hội. Twitter, Facebook, Instagram và Pinterest đều sử dụng hashtag bắt đầu bằng # để cho phép bạn mô tả chủ đề của nội dung hoặc đánh dấu nó như là một phần của xu hướng hiện tại.
Nhờ hashtag mà người dùng dễ dàng khám phá nội dung của bạn. Qua đó xác suất được họ chia sẻ sẽ cao hơn.
Share (Chia sẻ)
Share được ví như “tiền tệ” trong thế giới truyền thông xã hội. Nó là tất cả vấn đề trên các kênh. Mọi người vẫn sẽ tiếp tục nói về bạn thông qua số lần hiển thị (impression), tỷ lệ nhấp (click-through rate), khả năng hiển thị (potential reach). Nhưng không ai trong số họ cho bạn biết nội dung của bạn có thật sự tác động đến họ không.
Khi mọi người tương tác với nội dung của bạn bằng lượt thích, bình luận, thì điều đó rất tốt. Nhưng nếu họ chia sẻ nó, bạn hãy mở tiệc ăn mừng. Càng có nhiều lượt chia sẻ thì càng có nhiều người yêu thích nội dung của bạn. Đó là hình thức tương tác tốt nhất trên kênh truyền thông xã hội.
Engagement (Tương tác)
Đây là thuật ngữ gọi chung cho tất cả tương tác mà người dùng thực hiện với nội dung content của bạn. Nó có thể là nút like, bình luận, chia sẻ, nhận xét, đánh giá v.v.. Tất cả tương tác trên đều tốt nhưng share (chia sẻ) là cái quan trọng nhất.
Phần tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về 5 kênh truyền thông xã hội phổ biến ở Việt Nam. Đầu tiên là Facebook – ông hoàng trong thế giới mạng xã hội.
Mạng xã hội Facebook
• Lịch sử
Khi Mark Zuckerberg và những người đồng sáng lập của ông tạo ra Facebook trong một phòng ký túc xá Boston vào năm 2004, họ chỉ làm cho sinh viên Harvard sử dụng.
Nhưng họ nhanh chóng nhận ra tiềm năng của Facebook. Sau khi mở rộng website này đến nhiều trường đại học khác, họ đã phổ biến Facebook cho tất cả mọi người vào năm 2006. Và như bạn thấy, nó đã “phát nổ” hoàn toàn.
Bây giờ, Facebook đã trở thành kênh truyền thông xã hội lớn nhất với lượng người dùng khủng nhất thế giới. Nó cung cấp cho các marketer nhiều dữ liệu nhất và những quảng cáo nhắm đúng đối tượng mục tiêu nhất.
• Bối cảnh
Facebook mang đến cho bạn rất nhiều sự tự do khi sáng tạo nội dung. Từ văn bản cho đến hình ảnh, video đều hoạt động tốt. Nhưng điều quan trọng là bạn phải tích hợp nội dung của mình vào kênh càng nhiều càng tốt.
Ví dụ, thay vì chỉ đăng đường link dẫn đến video trên Youtube, bạn hãy tải video lên Facebook. Nếu bạn muốn chuyển hướng người dùng đến trang đích bên ngoài thì hãy xuất bản nội dung dưới dạng một tab bên trong fanpage của mình.
Cố gắng giữ người dùng của bạn ở trên kênh Facebook càng lâu càng tốt. Vì mọi người tin tưởng Facebook và không muốn rời khỏi nó.
• Tùy chọn quảng cáo
Đây chính là phần tuyệt vời nhất của Facebook khi mà bạn có thể nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu của mình một cách chuẩn xác nhất.
Bạn có thể chọn dựa trên các tiêu chí như nhân khẩu học, tuổi tác, sở thích, thiết bị online và các đặc điểm khác của người dùng. Đó là một lợi ích cực kỳ có giá trị đối với bất kỳ marketer nào.
• Tích hợp Instagram
Bạn có biết khi bạn tạo quảng cáo trên Facebook, bạn cũng có thể chạy quảng cáo đó trên Instagram chỉ bằng một nút duy nhất?
Đúng thế. Bạn chỉ cần nhấp vào nút đặt quảng cáo Instagram và chọn “Feed” hoặc “Story” hoặc cả hai.
Nếu quảng cáo của bạn có tính trực quan (visual) cao và đối tượng khách hàng mục tiêu là những người trẻ thì bạn nên sử dụng tích hợp tự động này. Nó sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng của bạn mà không cần phải thao tác thêm.
• Facebook Live
Mọi người yêu Facebook Live. Cái “yêu” không giống như yêu gia đình, người thân nhưng mang sắc thái gần giống.
Trong một thời gian ngắn, các marketer đã rất ngạc nhiên trước sức mạnh của Facebook Live. Người dùng dành thời gian xem Facebook Live lâu gấp 3 lần so với các video đã được ghi hình trước.
Lý do có lẽ là vì Facebook Live khiến chúng ta cảm thấy gần gũi và có sự kết nối hơn. Mọi người thích thú với video trực tiếp hơn là video truyền thống. Nó nhanh chóng thu hút mọi người tham gia và theo dõi.
Tuy nhiên nó vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa được khai thác hết tiềm năng. Đây chính là cơ hội để các marketer nghiên cứu và cho vào trong các chiến dịch marketing tiếp theo.
Mạng xã hội Google+
• Lịch sử
Google+ chỉ mới thành lập từ năm 2011 nhưng nó đã thu hút 395 triệu người dùng trong khoảng thời gian ngắn.
Đó là cuộc phản công của Google đối với Facebook. Tuy nó không thể soán ngôi vương của Facebook nhưng hiệu quả mang lại của Google+ rất tốt.
Trong số 2,5 tỷ người dùng Gmail, khoảng 395 triệu người đã kích hoạt tài khoản Google+. Tuy nhiên, chỉ có 25 triệu người đã từng đăng nội dung trên kênh xã hội này. Và chỉ có 4 đến 6 triệu người thực sự hoạt động thường xuyên.
Tuy nhiên, lợi thế của Google+ là tích hợp trơn tru với Gmail. Nó xuất phát từ ý tưởng về vòng kết nối của Google+. Họ nhóm mọi thứ có liên quan trong vòng kết nối của mình.
Khi bạn thêm ai đó vào mạng lưới, bạn có thể lập tức đánh dấu người đó là bạn bè, đồng nghiệp hoặc thành viên trong gia đình.
Google+ cũng giúp bạn dễ dàng kết nối với nhiều người hơn. Một trong những động thái thành công nhất của Google là tích hợp với Google Hangouts. Rất nhiều người sử dụng nó để tổ chức hội thảo trên web.
• Bối cảnh
Tương tự như Facebook, Google cho phép bạn đăng nhiều thể loại nội dung như văn bản, hình ảnh, video. Thậm chí là cả các cuộc thăm dò ý kiến.
Ngay cả khi nơi hoạt động chính của bạn là Facebook thì việc đăng chéo lên Google+ sẽ giành lấy chiến thắng dễ dàng. Ví dụ trường hợp của nữ diễn viên hài nổi tiếng trên Youtube – Jenna Marbles. Cô ấy chỉ lên kết trang Google+ của mình với một biểu tượng nhỏ trên kênh. Nhưng với 17 triệu người đăng ký kênh theo dõi, rất nhiều người đã tiện thể nhấp qua. Và nó đã thu hút hơn 202,570 người theo dõi Google+ cho đến nay.
Mặc dù không thành công bằng Facebook nhưng Google+ hỗ trợ rất tốt cho SEO. Đây chính là lý do khiến bạn nên cân nhắc tham gia kênh xã hội này.
Mạng xã hội Instagram
• Lịch sử
Chỉ trong vòng 3 tháng sau khi có mặt trên thị trường, Instagram đã đạt tới hơn 1 tỷ người dùng. Ứng dụng này quá tốt đến mức nó thống trị các bảng xếp hạng trong cửa hàng ứng dụng trên điện thoại trong nhiều tháng.
Khi Instagram xuất hiện, Apple vừa thông báo sự ra đời của Iphone 4. Đây chính là thời điểm hoàn hảo dành cho Instagram khi Iphone 4 đem lại cải tiến lớn cho chất lượng hình ảnh mà người dùng có thể thực hiện với chiếc smartphone của mình.
7 năm sau với 800 triệu người dùng. Mọi người đăng ảnh, gắn thẻ bạn bè, chèn hashtag bắt đầu bằng # và nhấn đúp để cho họ biết họ thích những gì mà người khác chia sẻ.
Ít ai biết rằng Facebook đã mua Instagram vào năm 2012, chỉ 24 tháng sau khi Instagram xuất hiện, với mức giá lên đến 1 tỷ đô la. Và trong năm 2015, Instagram đã triển khai tính năng chạy quảng cáo cho người dùng.
• Bối cảnh
Hình ảnh. Nhắc đến Instagram là phải nói đến hình ảnh. Trong số các mạng xã hội lớn thì Instagram có tỷ lẹ tương tác cao nhất.
Việc nhấn nút Thích trên Instagram cũng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần gõ đúp vào một hình ảnh là xong. Điều này đã giúp cho mọi người có xu hướng lướt trên Instagram nhiều hơn là Facebook hay Twitter.
Bạn có thể đăng tải một video 15 giây trên Instagram. Nhưng rất ít người thực hiện thành công. Người dùng có xu hướng thích và bình luận về hình ảnh nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không nên dăng video lên Instagram. Một tài khoản Instagram thường xuyên nhận được hơn 3000 lượt thích và hàng trăm bình luận trong vòng 1 ngày kể từ khi cô ấy đăng video.
Cô ấy cũng đã thu hút được trên dưới 300.000 người theo dõi vì nội dung video của cô rất thú vị. Tất cả chỉ gồm có 15 giây.
Nhưng nếu tôi mới bắt đầu tham gia Instagram thì tôi sẽ tập trung vào hình ảnh trước. Sau đây là một vài gợi ý đăng tải nội dung hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Trích dẫn những câu nói truyền cảm hứng
Các câu hỏi ở dạng văn bản
Hình ảnh các mặt hàng từ những thương hiệu cao cấp (như túi xách Louis Vuitton, Coca Cola, Pepsi v.v..)
Hình ảnh gợi cảm
Tất nhiên, bạn cũng nên sử dụng các hashtag bắt đầu bằng #, thực hiện lời kêu gọi hành động ở từng hình ảnh.
Các thương hiệu đang sử dụng Instagram như thế nào?
Instagram là kênh xã hội tốt nhất để các thương hiệu khai phá. Nó đang dần đánh bại Facebook và Twitter. Tuy bạn khó có thể tiếp thị, quảng bá sản phẩm của mình dễ dàng như Facebook. Nhưng người dùng Instagram sẽ học cách yêu thương hiệu của bạn qua những hình ảnh đặc sắc được đăng tải. Và dần dần, họ sẽ mua sản phẩm của bạn thay vì công ty khác.
Mạng xã hội Youtube
• Lịch sử
Chẳng ai ngờ được Youtube sẽ thu hút đến 1 tỷ người dùng mỗi tháng trong vòng chưa đầy 10 năm. Kênh xã hội này đã thay đổi cách chúng ta tiêu thụ video vì nó giúp việc thưởng thức một video trở nên dễ dàng hơn (streaming cực nhanh) và miễn phí. Nó cũng cho phép chúng ta nhận xét, đánh giá thông qua các khung bình luận ngay phía dưới video.
Update: Hiện nay, Youtube đã tích hợp thêm chức năng nhắn tin qua messenger và thông báo, bổ sung đầy đủ tính năng của một kênh xã hội không thua kém gì Facebook.
Người dùng xem video khoảng 1 tỷ giờ mỗi ngày trên Youtube. Đây chính là cơ hội vàng dành cho những người muốn kinh doanh. Mười năm trước, không ai có thể kiếm sống bằng cách chơi trò chơi điện tử. Nhưng nhờ Youtube, nhiều người đã kiếm được hàng triệu đô la.
Hay một công ty kinh doanh máy in đã đạt được doanh thu khoảng 4,8 triệu đô la bằng việc quảng cáo video, bao gồm cả quảng cáo trên Youtube.
Nhờ Youtube, giờ đây mọi người có thể kiếm tiền bằng cách mở các khóa học giảng dạy vấn đề nào đó, chia sẻ các tips trang điểm, làm trò đùa vui nhộn v.v..
Đối với các marketer thì Youtube là cách thức tuyệt vời để chia sẻ nội dung dạng dài với độc giả của bạn. Ví dụ, bạn có thể biến bài đăng trên blog của mình thành một video hướng dẫn.
• Bối cảnh
Có hai cách để thành công trên Youtube. Đó là giảng dạy và giải trí.
Không có giới hạn nào về thời lượng video. Nhiều người đã xuất bản toàn bộ khóa học dưới dạng một video kéo dài 3 giờ.
Bạn cũng không cần phải có thiết bị ghi hình và âm thanh chất lượng cao. Bạn chỉ cần đứng trước webcam, tự tin thực hiện nội dung cho video của mình.
Nhưng cũng đừng quên kiểm tra, chỉnh sửa nội dung video sao cho, không chỉ hấp dẫn về mặt nội dung mà còn thu hút về mặt trực quan, tạo nên phong cách riêng cho chính bạn. Như vậy, bạn sẽ nổi bật hơn những người khác và dễ có thêm nhiều người theo dõi hơn.
• Quảng cáo video
Cuối cùng, bạn có thể xem xét việc sử dụng quảng cáo video trên Youtube. Tùy vào loại quảng cáo mà bạn sử dụng, người xem có thể bỏ qua quảng cáo của bạn sau vài giây hoặc Youtue sẽ khiến họ xem toàn bộ nội dung.
Đương nhiên, bạn dùng loại nào thì tùy thuộc vào ngân sách và chiến lược đề ra. Đừng ngại thử nhiều loại khác nhau để xem điều gì hoạt động tốt nhất và điều gì không mang lại hiệu quả. Hãy dành nhiều thời gian nghiên cứu và ngân sách để thử nghiệm. Bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc khi đã làm như vậy.
Mạng xã hội LinkedIn
• Lịch sử
LinkedIn thành lập trước Facebook 2 năm, nghĩa là vào năm 2002. Nhưng sự tăng trưởng của nó ban đầu khá chậm. Có những ngày, lượng người dùng đăng ký chỉ đạt con số 20.
Sự phát triển của LinkedIn chưa bao giờ bùng nổ nhiều như Facebook. Nhưng họ đã tồn tại được 16 năm và đã phát triển với số thành viên là hơn 467 triệu người.
Chiến lược để họ thu hút nhiều người chính là tập trung vào những gì đem lại hiệu quả. Ví dụ họ chăm chút rất nhiều cho trang chủ, nơi chiếm 40% số đăng ký. Họ nhanh chóng tăng con số đó lên 50% trong vòng 4 tháng (13.000 người mỗi tháng). Trong khi đó, họ mất 2 năm để tăng lượng lời mời qua email từ 4% đến 7% (thêm 19.000 người mỗi tháng).
Nhờ đăng ký có trả phí được một số tùy chọn freemium có ích cho công việc mà LinedIn đã kiếm được doanh thu chỉ sau 3 năm hoạt động. Họ đã trải nghiệm một số bước ngoặt quan trọng như cho phép người dùng nhập danh bạ, tập trung ứng dụng các công nghệ hiện đại, tích hợp thêm những dịch vụ tuyệt vời như SlideShare và Pulse.
Những quyết định trên đây đã giúp họ phát triển thành một công ty mà Microsoft đã mua với hơn 26 tỷ đô la.
• Bối cảnh
Trên LinkedIn, tất cả đều chuyên nghiệp. Phong cách viết bình thường mà mọi người hay dùng để viết blog lại không hoạt động tốt trên LinkedIn. Mọi người chỉ làm một điều duy nhất: đó là kinh doanh.
Họ muốn tìm hiểu về những gì mới mẻ trong ngành nghề của mình, những người đang tuyển dụng và những người đang tìm cách tối ưu hóa hiệu suất của mình tại nơi làm việc.
Nếu nội dung của bạn giúp mọi người mở rộng mạng lưới của họ hoặc có thể tiến hành kinh doanh theo hướng tốt hơn thì nó sẽ được chú ý trên LinkedIn.
• LinkedIn Group
Nếu bạn đã quen thuộc với Facebook Group thì LinkedIn Group cũng tương tự như vậy. Nhưng cái khác là thành viên tham gia chỉ là những người làm kinh doanh.
Về cơ bản, các LinkedIn Group là nơi dành cho những chuyên gia có cùng chí hướng để thảo luận về các chủ đề liên quan đến chuyên môn của mình. Càng nhiều người biết doanh nghiệp của bạn là chuyên gia của lĩnh vực đó thì càng có nhiều người muốn làm việc với bạn trong tương lai.
Đó là một chiến lược dễ dàng để tạo kết nối và mở rộng mối quan hệ kinh doanh của bạn.
• Quảng cáo trên LinkedIn
Như tất cả kênh truyền thông xã hội khác, bạn cũng có thể sử dụng LinkedIn để chạy quảng cáo.
Và nếu doanh nghiệp của bạn là B2B, LinkedIn chính là nơi chạy quảng cáo tốt nhất.
Trên thực tế, các marketer xếp hạng LinkedIn là kênh truyền thông xã hội hiệu quả nhất cho các công ty B2B. Rõ ràng, vì mọi người trên LinkedIn đều có mặt để nói chuyện về kinh doanh. Họ không bận tâm lắm đến việc tương tác với doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp của bạn có thể nhận được sự chú ý nghiêm túc trên LinkedIn nếu bạn sử dụng đúng chiến lược. Và quảng cáo có thể chỉ cho bạn cách làm điều đó.