Năm 2018 sẽ là một năm đầy thách thức đối với nghề SEO. Sẽ rất khó để đạt được những thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google ở năm 2018 nếu chúng ta vẫn tiếp tục đi theo lối mòn của tư duy SEO cũ. Và bây giờ chính là thời điểm tốt nhất để chúng ta nghiên cứu và đưa ra những chiến lược SEO hiệu quả nhất cho năm 2018.
Vậy năm 2018 SEO cần làm những gì? Xu hướng SEO nào hiệu quả ở năm 2018? Tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về những vấn đề này và cũng đã rút ra được 9 xu hướng quan trọng quyết định sự thành công của một chiến lược SEO trong năm 2018.
1. Tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói Voice Search
Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ là một xu hướng đáng chú ý của năm 2018 và những năm tiếp theo. Theo thống kê của Comsore ở thời điểm hiện tại phương thức tìm kiếm bằng giọng nói chiếm tỉ lệ 20% trên tổng lượt tìm kiếm trực tuyến. Theo dự đoán của Comsore (Công ty phân tích số liệu Internet của Mỹ) con số này sẽ tăng lên đến 70 – 80 % vào năm 2020.
Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ thay đổi cách giao tiếp và lần lượt nó sẽ thay đổi thị trường tìm kiếm. Vì vậy trong khi triển khai một chiến lược SEO, chắc chắn bạn phải triển khai các từ khóa đuôi dài và xây dựng nội dung với ngôn ngữ thật tự nhiên để phù hợp với cách giao tiếp bằng giọng nói của người dùng. Ví dụ: ngoài việc sử dụng những từ khóa ngắn như trước đây hãy sử dụng thêm những từ khóa khóa dạng truy vấn như : (“ai”, “cái gì”, “ở đâu”, “khi nào”, “tại sao”, “làm thế nào”) và đằng sau nó là một dấu chấm hỏi. Đó là những từ khóa thoại.
2. Cố gắng mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn
Như mọi khi, Google sẽ vô cùng ưu ái và ưu tiên các Website cung cấp cho người dùng những trải nghiệm hấp dẫn và thú vị. Vì thế hãy cố gắng tối ưu tốt nhất những yếu tố làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Sử dụng Google Analytics để theo dõi hành vi của người dùng trên trang web của bạn, bạn có thể có được một ý tưởng về mức độ họ thích nó. Một tỉ lệ thoát cao có thể chỉ ra rằng bạn có thể cần phải thay đổi điều gì đó. Bạn có thể cải tiến UX trên trang web của bạn bằng cách tăng tốc độ tải trang, thiết kế giao diện thân thiện với người dùng, hướng đến các vấn đề kỹ thuật và tất nhiên tạo ra nội dung tốt nhất cho khách truy cập của bạn.
Theo dõi lưu lượng truy cập đến Website của bạn trong Analytis thật chặt chẽ. Nếu bạn nhận thấy rằng lưu lượng đã giảm tổng thể hoặc liên quan đến một số nguồn, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang đi theo chiều hướng xấu và bạn cần phải cải thiện.
Một chỗ rò rỉ nhỏ có thể chìm một con tàu lớn; đừng để điều này xảy ra với Website của bạn!
3. Xây dựng nội dung đáp ứng nhu cầu của người dùng và thân thiện với SEO
Năm 2018 nội dung dẽ tiếp tục là một trong những yếu tố xếp hạng hàng đầu. Chính sách của Google là mang đến cho người sử dụng những thông tin tốt nhất. Vì vậy các tiêu chuẩn Google dùng để đánh giá một nội dung tốt sẽ tăng lên ở năm 2018.
Nếu bạn muốn có thứ hạng tốt và bền vững trên Google điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là phân tích thật sâu và rộng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Hiểu họ cần gì và đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm của họ bằng những nội dung đặc biệt chất lượng. Một khi người dùng thích những thông tin mà bạn mang lại thì chắc chắn trong mắt Google Website của bạn sẽ được đánh giá tốt và khi đó thứ hạng của bạn sẽ rất cao và bền vững.
Và tất nhiên, nội dung của bạn cũng cần được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là đặt các từ khoá vừa phải ở tất cả các nơi thích hợp:
Thẻ tiêu đề
Thẻ mô tả meta
Thẻ H1-H4
Tên hình ảnh và thẻ alt
Văn bản
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy xem xét đa dạng hoá nội dung của bạn với các từ khóa LSI có liên quan về ngữ nghĩa với các từ khóa chính mà bạn sử dụng. Nó giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về những gì bạn đang cung cấp.
4. Thận trọng hơn khi xây dựng liên kết
Các Backlink trong nước vẫn là một trong những yếu tố xếp hạng mạnh nhất đối với Website và sẽ vẫn như vậy vào năm 2018. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn thận hơn về cách chúng ta có được chúng. Hãy cố gắng tạo cho Website của bạn những backlink thật tự nhiên và chất lượng. Thay vì chọn một nguồn duy nhất để có được các liên kết bạn hãy cố gắng tìm kiếm và nhận được backlink từ nhiều nguồn khác nhau. Hãy nhìn vào hồ sơ backlink của đối thủ để đưa ra một chiến lược xây dựng liên kết phù hợp. (Công cụ phân tích hồ sơ Backlink tốt nhất). Google luôn đánh giá cao những liên kết tự nhiên trỏ đến Website của bạn.
Hãy chắc chắn rằng bạn không để bất kì một liên kết xấu nào lẻn vào trong hồ sơ của bạn. Làm sạch chúng và luôn giữ cho hồ sơ Backlink của mình luôn sạch sẽ.
5. Vị trí top 0
Bạn có để ý rằng trong thời gian vừa qua khi bạn tìm kiếm một từ khóa trên Google, thì ngay ở vị trí đầu tiên của của kết tìm kiếm xuất hiện một kết quả gợi ý kèm theo một đoạn trích dẫn không? Đó là vị trí top 0 mới của Google mà tôi muốn đề cập. Vậy bản chất của vị trí top 0 này là gì? Vị trí này được tạo ra nhằm mang đến những câu trả lời hữu ích nhất cho truy vấn của người dùng một cách đầy đủ và súc tích. Điều đặc biệt là mọi kết quả có thứ hạng nằm trong top 10 đều có cơ hội được xuất hiện ở vị trí này.
Vậy làm thế nào để Website của bạn xuất hiện ở vị trí top 0? Để có được điều này khi xây dựng Website bạn phải sử dụng mã Schema trong HTML. Mặc khác các đoạn trích dẫn của vị trí top 0 có xu hướng cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi như : “ Ai”, “Cái gì?”, “Khi nào”, “ Ở đâu”, “Làm thế nào?” . Vì thế nó cũng sẽ trở thành tài liệu ưu tiên của tìm kiếm bằng giọng nói. Cuối cùng để có cơ hội đạt vị trí top 0 bạn hãy tối ưu những yếu tố trên thật tốt cho Website của bạn.
6. Cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR) để giành được vị trí top 0
Vị trí top 0 cung cấp rất nhiều chỗ cho tất cả các quảng cáo và đoạn trích nổi bật. Tuy nhiên, nó lại gây ra vấn đề cho kết quả tìm kiếm không phải trả tiền (SEO): nó làm cho chúng bị chôn vùi dưới tất cả và đôi khi thậm chí đẩy xuống dưới màn hình.
Nếu bạn không chiếm được vị trí top 0, Website của bạn rất ít cơ hội được Click ngay cả khi bạn đang ở vị trí top 1 trên trang đầu tiên của Google. Một sự cạnh tranh rất khốc liệt … nhưng may mắn thay bạn có thể đánh bại đối thủ và vươn lên vị trí top 0.
Để đạt được vị trí top 0 ngoài những yếu tố kĩ thuật tôi đã đề cập ở trên thì yếu tố giúp website của bạn vượt qua những đối thủ khác để vươn lên vị trí số 0 đó chính là tỉ lệ nhấp chuột CTR. Nếu website của bạn có tỷ lệ CTR cao thì chắn chắn vị trí top 0 sẽ thuộc về bạn. Và dưới đây là những lời khuyên để làm tăng tỉ lệ CTR cho website của bạn.
Tối ưu hóa tiêu đề trang và mô tả của bạn: Đừng để chúng quá dài để chúng bị cắt khi hiển thị trong SERPs . Hãy viết một đoạn mô tả thật ngắn gọn, xúc tích chứa từ khóa và đặc biệt bạn cũng nên xem xét sử dụng một số cụm từ gợi lên cảm xúc và kích thích nhấp chuột (ví dụ: “tuyệt vời”, “tốt nhất”, “đã được chứng minh”) và hứa hẹn các giải pháp nhanh (“nhanh chóng”, “24/7”, “bây giờ”).
Tối ưu hóa các URL: Một chuỗi ký tự và số ngẫu nhiên ở cuối URL có vẻ lộn xộn và mang lại một dấu hiệu không tin tưởng. Vì thế hãy tối ưu URL của bạn thật ngắn gọn và đầy đủ nội dung.
Sử dụng các thẻ danh sách liệt kê nội dung của bạn, cũng như số trong tiêu đề con. Nghiên cứu của Conductor cho thấy số lượng tăng CTR lên 36% khi người dùng nhìn thấy một nội dung được liệt kê rõ ràng.
7. Theo dõi và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Khi từ khoá của bạn được xếp hạng cao đó là một tín hiệu đáng mừng. Và đây là lúc bạn cần theo dõi và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Để có những dữ liệu tổng quan về tỷ lệ chuyển đổi bạn cần gắn mã theo dõi UTM vào Website của bạn và bạn có thể xem mọi dữ liệu được trình bày rất rõ ràng và chặt chẽ trong Google Analytis
Tính năng theo dõi hành vi người dùng trên trang trong Google Analytis sẽ cho bạn biết những gì cần thay đổi và bổ sung để làm tăng tỉ lệ chuyển đổi. Dựa vào những dữ liệu này bạn có thể kêu gọi hành động để tăng tỉ lệ nhấp chuột vào các trang đích. Điều này sẽ giúp bạn tăng được tỉ lệ chuyển đổi và cũng rất tốt để bạn cải thiện thứ hạng SEO.
Lưu ý rằng không có công cụ nào có thể giải quyết được vấn đề về chuyển đổi của bạn – điều đó vẫn tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên những công cụ này có thể nhanh chóng chỉ cho bạn đi đúng hướng và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian.
8. Tối ưu hóa hình ảnh cho các công cụ tìm kiếm hình ảnh
Hầu hết các công cụ tìm kiếm đều có chức năng tìm kiếm hình ảnh, nhưng tôi nhận thấy một điều rằng chưa có ai tin rằng nó hoàn hảo. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm đều có khả năng và sẵn sàng cải thiện nó, chứng minh bằng các bước họ đã thực hiện để nâng cấp khả năng tìm kiếm trực quan của họ. Google Lens và Pinterest Lens đều có khả năng đưa ra kết quả dựa trên ít nhất bất kỳ ảnh ngẫu nhiên nào trong vùng lân cận của bạn. Đó là hai “công cụ tìm kiếm hình ảnh” tốt nhất bạn cần tối ưu hóa trong tương lai gần.
Và trong khi tôi đề cập tới Pinterest, hãy cân nhắc việc tạo những hình ảnh của bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội. Điều đó sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều hơn và các backlinks tiềm năng trỏ đến trang web của bạn. Hãy nhớ rằng những lượt thích và chia sẻ và bình luận trên các bài đăng trên mạng xã hội có liên kết đến bạn sẽ được tính cho mục đích SEO dưới dạng backlinks.
9. Nội dung video sẽ trở nên phổ biến hơn
Nội dung video sẽ trở nên phổ biến và trở thành một xu hướng tất yếu của tương lai gần. Một nghiên cứu của Hubspot cho thấy 43% người dùng muốn có thêm thông tin video trực tuyến và dự kiến sẽ chiếm tới 80 lưu lượng truy cập video trực tuyến và những năm 2020 . Đó là tương lai rất gần mà chúng ta đang hướng tới.
Thực tế, trong hiện tại, YouTube đã trở nên quá lớn đến nỗi mọi người tìm kiếm mọi thứ ở đó mà không cần chuyển sang Google. Google đã bao gồm các video trên YouTube trong kết quả tìm kiếm của nó, và không hiếm khi nhìn thấy chúng trên kết quả trang 1 của Google.
Nếu bạn vẫn chưa sử dụng YouTube và các nền tảng lưu trữ video khác để xây dựng nhận thức về thương hiệu và thu hút khách truy cập thì ngay bây giờ bạn hãy cố gắng tận dụng nó.
Và vì nội dung video rất được yêu thích, bạn có các tùy chọn khác ngoài YouTube. Bạn chỉ cần nhúng các video trực tiếp trên trang web của bạn và làm cho người dùng dành nhiều thời gian hơn cho trên Website của bạn – và đó cũng là một yếu tố Google xếp hạng trang web của bạn cao hơn.