Trong Digital Marketing, bài toán thường xuyên thách thức các marketers là đo lường hiệu quả của email marketing, newsletter và phân tích nó, hay nói cách khác là KPI mẫu nào dùng để đánh giá hiệu quả của việc gửi email trong email marketing?
Số lượng người click vào ít nhất 1 link đính kèm trong
email gửi tới
khách hàng là cơ sở để tính tỷ lệ nhấp chuột. Tỷ lệ này được tính bằng tổng số nhấp chuột trên tổng số email gửi đi. Đây có lẽ là
dữ liệu quen thuộc mà bất cứ
marketer nào cũng sử dụng. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả ngay lập tức của mỗi email gửi đi và theo dõi được sự
thay đổi của khách hàng theo thời gian.
CTR thường được sử dụng để kiểm tra phương pháp AB testing nhằm thu hút người đọc click vào một số
nội dung nổi bật. CTR là tỷ số
quan trọng đầu tiên mà bất cứ người làm
Email marketing nào cũng cần nắm được bởi nó cho bạn cái nhìn trực diện nhất vào số lượng người bị
hấp dẫn và nảy sinh hành động với nội dung email và thích thú với những gì bạn chia sẻ trong email.
Đây là tỷ lệ phần trăm người nhận nhấp vào link đính kèm và thực hiện hành động bạn mong muốn, ví dụ như điền thông tin vào form, đặt hàng
sản phẩm hoặc gửi đánh giá, feedback,.. Tỷ lệ này được tính bằng số người hoàn thành trên số lượng email gửi đi. Sau khi người nhận nhấn vào link đính kèm của bạn, mục tiêu tiếp theo sẽ là khiến họ thực hiện theo yêu cầu của bạn, cụ thể hơn là thực hiện điều mà bạn đề nghị trong email.
Hành động chuyển đổi liên quan trực tiếp tới nút CTA (Call to action) trong email của bạn nên CTA nên đáp ứng một nội dung nào đó trong
kế hoạch marketing tổng thể. Để đo lường được tỷ lệ chuyển đổi với email, bạn nên tích hợp một số
công cụ theo dõi trong hệ thống email gửi đi kết hợp với lượng
truy cập trên
website hoặc trang đích.
Tỷ lệ gửi thất bại (Bounce Rate)
Nguyên nhân dẫn tới con số này có thể là do lỗi tạm thời hoặc lỗi cố định. Lỗi tạm thời đến từ các nguyên nhân như hòm thư của người nhận quá đầy, lỗi hệ thống email không tới được hoặc bị tạm giữ một thời gian. Còn lỗi tạm thời sẽ do địa chỉ email người nhận sai, đã bị vô hiệu hóa, không tồn tại,.. và không bao giờ có thể gửi tới được. Trường hợp lỗi cố định nên được loại bỏ hoàn toàn khỏi danh sách người nhận bởi nếu có quá nhiều email đích không tồn tại hoặc lỗi, IPS (
Internet provide server) sẽ đánh giá địa chỉ email gửi đi của bạn là spam.
Tỷ lệ chia sẻ, chuyển tiếp (Email Sharing/ Forwarding Rate)
Con số này thường không nhận được sự quan tâm đúng mực nhưng sau bài viết này, bạn có thể sẽ nghĩ khác về nó. Tại sao vậy? Dù tỉ lệ này hiếm khi đạt mức cao nhưng kiểm soát nó sẽ giúp bạn tìm ra các dữ liệu, thông tin
khách hàng mới. Hãy
khuyến khích người nhận chia sẻ email này tới đồng nghiệp, bạn bè, người thân của họ, và sau đó bạn nhớ kiểm tra xem mình có thể đưa thêm bao nhiêu địa chỉ email vào danh sách
khách hàng tiềm năng của mình.
Tỷ lệ ROI (Return on investment)
Cũng như các
công cụ marketing khác, để đánh giá hiệu quả về tài chính, tỷ lệ cần theo dõi đầu tiên là ROI. Bao nhiêu khách hàng tiềm năng bạn có được sau mỗi
chiến dịch email marketing? Số lượng khách hàng đó
mua hàng hoặc sử dụng
dịch vụ là bao nhiêu?
Lợi nhuận thực sự thu về và đóng góp của email marketing là bao nhiêu phần trăm? Đó là những con số sẽ giúp bạn chứng minh với sếp hay bộ phận
sales về tầm quan trọng và tính hiệu quả của email marketing.
Bộ 5 KPI mẫu này là công cụ giúp bạn xây dựng mục tiêu cho mỗi chiến dịch email marketing và tùy theo tính chất từng
khách hàng mục tiêu, một số KPI có thể thay đổi hoặc lược bớt. Tóm lại, điều quan trọng nhất trước khi thực hiện gửi và tính toán hiệu quả của email marketing, bạn cần đưa ra KPI cụ thể cần đạt được.