Làm sao để nâng cao traffic? 10 công cụ miễn phí tốt nhất để phân tích đối thủ của bạn

26/06/2018    865    4.76/5 trong 8 lượt 
Làm sao để nâng cao traffic? 10 công cụ miễn phí tốt nhất để phân tích đối thủ của bạn
Nếu bạn là một người mới trong lĩnh vực kinh doanh, chiến lược marketing đối thủ đang áp dụng là điều cần phải làm. Đầu tiên, hãy phân tích các công ty làm tốt hơn bạn. Cố gắng phân tích những điểm mạnh của đối thủ – điều đó sẽ giúp bạn cải thiện công việc của mình. Đặc biệt, dưới đây là top 10 những công cụ giúp bạn đơn giản hóa việc phân tích, tìm hiểu chiến lược của họ và áp dụng phương pháp kinh doanh phù hợp vào mô hình của bạn.
Ngày nay, trong khi Internet đang phát triển ngày càng rộng rãi, nhiều chủ doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kinh doanh online. Với cương vị đứng đầu, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải cân nhắc như việc không chỉ bán sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất mà còn phải phân tích, xem xét kỹ lưỡng doanh nghiệp đối thủ. Quan sát, tìm hiểu cách thức đối thủ vận hành công việc, chiến lược marketing và tỉ lệ doanh thu để phát triển việc kinh doanh online của riêng bạn là điều cực kỳ cần thiết. Nếu bỏ qua những vấn đề này và không có ý tìm hiểu những gì đối thủ của bạn đang làm sẽ để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng đến doanh thu. Chính vì vậy việc làm sao để chiếm ưu thế so với đối thủ luôn là bài toán khó.
 
Nếu bạn là một người mới trong lĩnh vực kinh doanh, chiến lược marketing đối thủ đang áp dụng là điều cần phải làm. Đầu tiên, hãy phân tích các công ty làm tốt hơn bạn. Cố gắng phân tích những điểm mạnh của đối thủ – điều đó sẽ giúp bạn cải thiện công việc của mình. Đặc biệt, dưới đây là top 10 những công cụ giúp bạn đơn giản hóa việc phân tích, tìm hiểu chiến lược của họ và áp dụng phương pháp kinh doanh phù hợp vào mô hình của bạn.
 

1. SimilarWeb –  Công cụ phân tích website của đối thủ
 

Công cụ này cho phép bạn phân tích toàn diện về mỗi website dựa trên nhiều nguồn và tạo ra một bức tranh chân thực nhất về thế giới trong thời đại kỹ thuật số. Nền tảng này cũng cho phép người dùng có được những thông tin sâu hơn về mỗi website và so sánh chúng với nhau. SimilarWeb đã dành nhiều năm để xây dựng cơ sở thu thập dữ liệu của nó. Với công cụ này bạn sẽ nhận được những thông tin sau:
 
Nguồn traffic;
Traffic và cam kết của người dùng;
Dữ liệu chi tiết giảm xuống dựa vào nguồn traffic;
Các website phổ biến
Phân tích các từ khoá.
Bạn sẽ lấy thông tin dựa theo traffic insights cho tất cả các website và luôn được truy cập vào các thông tin từ các đầu mối kinh doanh, người giới thiệu, các công cụ tìm kiếm hay các quảng cáo hiển thị.
 

2. SimplyMeasured – Công cụ phân tích mạng xã hội
 

Với nền tảng này, bạn có thể phân tích các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook, Twitter, Google+, Youtube. Thông tin bạn có được hoàn toàn phụ thuộc vào kênh mạng xã hội bạn muốn kiểm tra. Ví dụ, toàn bộ mục tiêu của bạn là để quản lý tài khoản Facebook, bạn sẽ thấy dữ liệu cũ hiển thị lên ở đầu trang. Bên cạnh đó, công cụ này có một tính năng đặc biệt: nó phân chia lượng theo dõi trước đó từ lượng theo dõi trực tiếp.
SimplyMeasured cũng cho phép bạn phân loại khách hàng mục tiêu. Sau khi hoàn thành quá trình đó, bạn sẽ thấy những mục tiêu, khách hàng đóng góp vào tỷ lệ chuyển đổi một cách tích cực. Đây là một cơ hội tốt để kiểm tra cách bạn thể hiện trên các trang mạng xã hội như thế nào và kiểm tra xem chiến dịch của bạn có đạt được KPIs như mong muốn hay không.
 

3. SpyFu – Công cụ kiểm tra từ khoá và các bài quảng cáo
 

Với công cụ này, bạn sẽ nhận được bản báo cáo chi tiết liên quan đến mọi yếu tố đặc trưng của website như các đối thủ, từ khoá, thống kê, v.v… Nó cho phép xem các từ khoá được sử dụng bởi đối thủ của bạn trên AdWords và các công cụ tìm kiếm cơ bản khác. Để kiểm tra thông tin, bạn cần gõ địa chỉ trang web của đối thủ và việc còn lại là ngồi chờ kết quả trong vài giây. Đây là một công cụ miễn phí hay ho cho phép bạn kiểm tra mỗi từ khoá và thứ hạng cơ bản của đối thủ bạn trong mười năm trở lại đây.
Nói cách khác, với nền tảng này, bạn sẽ có cơ sở thông tin để nâng cao thứ hạng từ khoá và lượng traffic website của bạn.
 

4. SocialMention – Công cụ cung cấp cho người dùng phép phân tích mạng xã hội
 

Đây là nền tảng nổi tiếng cung cấp cho mọi người dùng công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội, tập trung vào video, blog, facebook, instagram. Mục tiêu của nó là kết hợp các chủ đề được bàn luận nhiều trên toàn thế giới thành một bản báo cáo đơn giản. Với công cụ này, quá trình làm chủ thông tin về những gì mọi người nghĩ về bạn hay công ty của bạn trở nên dễ hiểu hơn rất nhiều. Để tìm kiếm thông tin, người dùng cần nhập từ khóa và công cụ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu và sẽ đưa thông tin về những gì được nhắc đến về từ khóa đó trên các trang mạng xã hội khác nhau. Nó cũng cho phép bạn theo dõi RSS feed để không bỏ lỡ những điều quan trọng.
 

5. Google Alert – Công cụ tốt nhất để kiểm soát lượng Mentions
 

Google Alert là một công cụ phổ biến được sử dụng bởi một lượng rất lớn các chuyên gia SEO trên toàn thế giới. Đây là nền tảng tìm kiếm sự thay đổi nội dung tốt nhất được phát triển bởi Google. Mục tiêu đầu tiên của dịch vụ này là để thông báo người dùng về trang web mới, blog mới, và các bài viết mới tương ứng với từ khóa tìm kiếm của người dùng.
Công cụ này được chấp nhận rộng rãi bởi những trường hợp sau đây:
 
Kiểm tra lượng mentions từ khoá;
Kiểm soát lượng mentions mạng xã hội;
Kiếm tra backlink của các đối thủ.
Công cụ này được phát hành từ năm 2003 và trong suốt nhiều năm qua nó phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành một công cụ đơn giản (mà hiệu quả) nhất để phân tích các trang của đối thủ.
 

6. Marketing Grader – Công cụ miễn phí để phân loại kết quả trang, sự sẵn có trên thiết bị di động, SEO, và chế độ bảo mật
 

Đây là một công cụ tốt cho phép người dùng kiểm tra lượng mentions. Nền tảng này được thành lập năm 2006 và kể từ đó, nó đã phân loại xấp xỉ 4 triệu website. Công cụ này gợi ý các marketer làm thế nào để tạo website tốt hơn thông qua kho dữ liệu phân tích khổng lồ.
Marketing Grader tạo ra sự phân tích chi tiết điểm mạnh, điểm yếu cho chiến lược marketing của bạn với hơn 30 yếu tố khác nhau.
Với công cụ này, bạn sẽ biết nhiều hơn về:
 
Dữ liệu khách hàng tiềm năng (Lead Generation);
Mạng xã hội;
Blogging;
Tính cạnh tranh;
Kỹ năng quản lý (Benchmarking).
 

7. Alexa – Công cụ xếp hạng trang web
 

Đây là công cụ phổ biến nhất so với các công cụ miễn phí hiện hành giúp mọi công việc bạn làm liên quan đến website có kết quả tốt hơn.
Alexa có thể giúp bạn với những vấn đề sau:
 
Cải thiện SEO;
Chọn từ khoá;
So sánh các thước đo lượng traffic khác nhau;
Tìm ra những ý tưởng mới để nâng cao lượng traffic;
Tìm những từ khoá đối thủ đang sử dụng;
Với Alexa, bạn sẽ cải thiện chiến lược PPC và SEO.
 

8. InfiniGraph – Công cụ mạng xã hội nhằm thăm dò sự kết nối người dùng
 

InfiniGraph là một công cụ rất tốt để sử dụng phép phân tích cạnh tranh. Đây là giải pháp bảo mật nội dung có tiếng giúp bạn trong nỗ lực áp dụng mọi tiêu chuẩn ngành. Mục đích tiên phong của công cụ này là thông báo người dùng và đem đến cho họ nhiều công cụ quan trọng để lựa chọn thông tin trên các trang mạng xã hội.
 
Những tính năng quan trọng nhất và có ích nhất bao gồm:
 
Khám phá nội dung (Content Discover);
Brand Map;
Thông báo theo xu hướng (Trend Notification);
Contend Trend.
 

9. What Runs Where – Công cụ điều khiển quảng cáo
 

Đây là một cơ hội khá tốt để kiểm tra quảng cáo nào thực sự hoạt động hay không. Bên cạnh đó, What Runs Where giúp các chủ doanh nghiệp nhắm trúng mục tiêu khách hàng hơn với 40 mạng lưới quảng cáo tại nhiều quốc gia, cho phép người dùng theo dõi số lượng lớn các đối thủ.
 
Tính năng “Alert Notification” cho phép bạn nhận thông báo mỗi lần đối thủ của bạn bắt đầu sử dụng mọi loại nội dung hay quảng cáo. Với công cụ nâng cao này, bạn sẽ luôn có insight track cho mọi chiến lược được sử dụng bởi đối thủ của bạn.
 

10. SpyOnWeb – Tìm các website hoàn toàn có chung chủ sở hữu
 

Dịch vụ này cho phép bạn kiểm tra các nguồn hoàn toàn có chung chủ sở hữu. Để làm việc này, bạn cần phải nhập vào một ô bắt buộc URL, địa chỉ IP, mã Google Analytics và Google AdSense và chờ kết quả. Nhập một tên miền (domain) riêng biệt, bạn sẽ nhận được một danh sách các tên miền có cùng một địa chỉ IP khiến quy trình nhận dạng tất cả các website được vận hành bởi một công ty sẽ dễ dàng hơn.
 
Mong rằng bài viết này phần nào gỡ rối cho bạn trên con đường kinh doanh của mình và gặt hái được thành công.
Theo digitalinformationworld

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận