Khi Vina Acecook, Masan Consumer, Asia Food,… bước chân thị trường mì gói với tiềm lực tài chính dồi dào, thị phần của Miliket ngay lập tức tụt giảm đáng kể. Sau hơn 20 năm chống chọi, tưởng chừng như Miliket sẽ phải cam chịu bán mình cho các tập đoàn lớn.
Để có được mức giá 2.900 VNĐ/gói, Miliket đã vận hành theo nguyên tắc “
nhu cầu tới đâu, sản xuất tới đó”. Nhờ vậy, Miliket có thể tối đa hóa
hiệu quả sản xuất, tiết kiệm tới 4 tỉ đồng mỗi năm.
Ngoài ra, với tiềm lực tài chính hạn chế, Miliket không chọn đánh trực tiếp vào
người tiêu dùng thông qua các hoạt động
quảng cáo đắt đỏ. Thay vào đó, thương hiệu này chọn cách phân phối trực tiếp cho các chợ đầu mối, hội chợ hàng tiêu dùng, các nhà hàng, quán ăn. Khi nghĩ tới Miliket, người ta nghĩ ngay đến “mì ăn lẩu” - và đây cũng là hướng đi Miliket theo đuổi.
Cách đây hơn 40 năm,
mì Miliket, với mức giá từ 500 – 1.500 đồng, được xem như một món ăn xa xỉ đối với phần lớn người dân
Việt Nam. Gói mì Miliket ngả
vàng với biểu tượng hai con tôm đã trở thành “một ước mơ” của nhiều thế hệ. Đến giờ, cái tên Miliket vẫn còn rất đỗi thân thuộc. Chính vì vậy, dù không đầu tư
quảng bá sản phẩm, Miliket vẫn luôn tồn tại trong tâm trí
khách hàng.
---------------------------------------------------
Với tiềm lực tài chính hạn hẹp cũng như sự tấn công quá mạnh từ các
đối thủ, Miliket chỉ có thể chọn đánh vào một phân khúc nhỏ và tối đa hóa điểm mạnh của mình. Thế nhưng, liệu Miliket sẽ mãi “tàng hình”, hay đang chờ đợi thời cơ để trỗi dậy, chiếm lấy ngôi vương từng đánh mất? Thời gian rồi sẽ trả lời tất cả.