Mobile Marketing là việc sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Mobile Marketing không chỉ là một xu thế truyền thông mới. Nó đang thực sự trở thành một công cụ mạnh mẽ để dành được sự chú ý và quan tâm từ khách hàng.
Mobile Marketing là “việc sử dụng các phương tiện không dây là công cụ chuyển tải nội dung và nhận lại các phản hồi trực tiếp trong các chương trình truyền thông marketing hỗn hợp”. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ cho các hoạt động marketing.
Mobile marketing là tiếp thị trên hoặc với một thiết bị di động, chẳng hạn như một điện thoại thông minh.
Tiếp thị điện thoại di động có thể cung cấp cho khách hàng với thời gian và vị trí nhạy cảm, thông tin cá nhân nhằm thúc đẩy hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng. Là việc sử dụng các phương tiện di động như một kênh giao tiếp và truyền thông giữa thương hiệu và người tiêu dùng.
Một vài thống kê:
- Theo tổng cục thống kê đến 2/2011, Việt Nam có 154,1 triệu thuê bao di động
- 80% người dùng di động luôn giữ máy bên mình
- 45% người Việt thường xuyên dùng ĐTDĐ để nhắn tin
Mobile Marketing phù hợp với những hoạt động nào?
- Tung tin về chương trình Khuyến mãi
- Quảng bá Sự kiện
- Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới
- Củng cố/nhắc nhớ thương hiệu
- Bình chọn, Khảo sát ý kiến
- Tổ chức cuộc thi, trò chơi trên SMS
- Thông báo / thông tin đặc biệt
- Chăm sóc khách hàng VIP / trung thành
- Thông tin liên lạc nội bộ qua SMS
- Đặt mua hàng, đặt chỗ
… và nhiều ứng dụng khác
Để thực hiện được một chương trình Mobile marketing, đòi hỏi rất nhiều đơn vị tham gia, vì đây là một lĩnh vực cần có cả sự tác động của kỹ thuật. Tuy nhiên, có thể chia làm 4 thành phần chính là:
- Sản phẩm và Dịch vụ: Bao gồm các công ty (chủ nhãn hiệu), các đại lý quảng cáo, các nhà cung cấp nội dung.
- Đơn vị cung cấp ứng dụng di động: Là các đơn vị cung cấp ứng dụng và công nghệ để thực hiện được một chương trình Mobile marketing.
- Kết nối: Bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
- Các phương tiện truyền thông: Bao gồm báo chí, truyền hình, internet, email…; các nhà bán lẻ, các chương trình marketing trực tiếp… Thực chất đây chính là môi trường của một hệ thống Mobile marketing.
Hiệu quả của Mobile maketing
Mobile marketing là một công cụ phù hợp trong các mục tiêu sau đây của marketing:
- Thứ nhất, đó là tăng mức độ nhận biết nhãn hiệu đối với khách hàng.
- Thứ hai, tạo ra một cơ sở dữ liệu về những mối quan tâm của khách hàng.
- Thứ ba, định hướng sự chú ý của khách hàng vào các sự kiện hoặc các hoạt động mua bán, làm tăng doanh số bán hàng.
- Thứ tư, làm tăng sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu.
Hiệu quả của Mobile marketing, trước tiên có thể nhìn thấy ngay ở số lượng khách hàng sử dụng điện thoại di động ngày nay. Theo số liệu thống kê của Yankee Group, hiện có khoảng 2,4 tỷ thuê bao di động trên thế giới. Còn ở Việt Nam, số thuê bao di động đến giữa năm 2007 cũng đạt xấp xỉ 20 triệu thuê bao, và con số này sẽ còn tăng mạnh.
Quan trọng hơn, điện thoại di động là phương tiện (gần như duy nhất) ở bên cạnh các vị khách hàng suốt 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Liệu có phương tiện nào trong số báo chí, truyền hình, đài phát thanh, internet,… có thời gian “sở hữu” khách hàng lâu đến thế? Thêm vào đó, dựa trên cở sở dữ liệu khách hàng mà các nhà cung cấp mạng có được việc giao tiếp với khách hàng thông qua điện thoại di động có thể được cá nhân hóa.
Các phương tiện ứng dụng cho Mobile marketing
Các ứng dụng có thể đưa vào hoạt động Mobile marketing ngày càng phát triển, tuy nhiên, đôi khi có thể bạn sẽ cảm thấy “đau đầu” với đủ loại ứng dụng và những từ viết tắt của chúng, hoặc không biết ứng dụng nào là tốt nhất cho chương trình marketing của bạn.
SMS – Tin nhắn văn bản
Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất. Công ty bạn có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty.
Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự. Vì thế bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi. Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn của công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương trình marketing.
PSMS
Đây là một dạng phát triển hơn của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động.
MMS
Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn. Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chương trình marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiểu là vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại có thể khá bất ngờ.
WAP
Có thể hiểu đơn giản đó là những trang web trên điện thoại di động. Tương tự như những trang web được xem trên internet, bạn có thể đưa thông tin về công ty hay các sản phẩm dịch vụ của công ty mình lên những trang wap này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng.
Video xem trên điện thoại di động
Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như số thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều.
10 sự thật của khách hàng về mobile marketing
1. Mỗi ngày có trung bình 2 tiếng smartphone được sử dụng. Chị Hà cũng chia sẻ thêm rằng, cường độ sử dụng mobile phone mạnh mẽ hơn tại các nước châu Âu vì họ chủ yếu làm việc và giao tiếp qua thiết bị di động để thuận tiện cho công việc.
2. Người dùng thích ứng dụng, ứng dụng và ứng dụng.
Nhưng… nếu nó là miễn phí.
Cũng theo Nielsen, trung bình 1 người Việt Nam download 7 ứng dụng một tháng. Điều này cũng dẫn đến sự thật số 3.
3. Mức sử dụng ứng dụng đang ngày càng gia tăng
4. Mobile shopping đang là một xu hướng được khai thác, điển hình qua các số liệu sau:
5. Mobile game cũng đang được ưa chuộng tại các nước châu Á, với tỉ lệ trung bình 30 phút/ngày dành cho việc chơi trên các ứng dụng di động.
6. Mobile video đang bắt đầu thu hút sự chú ý tại chấu Á, dẫn đầu bởi Hồng Kong và Singapore
7. Xu hướng lướt web trên mobile
8. Khách hàng muốn được kết nối qua các thiết bị di động 24/7
9. Phản ứng của khách hàng tới quảng cáo qua mobile: Tại Việt Nam, thông thường với một quảng cáo xuất hiện trên di động, sẽ có hơn một nửa số người tiếp nhận nó và đôi khi click để đọc tiếp, trong đó tỉ lệ click trung bình là 5% (theo khảo sát với mẫu là 292 người).
10. Phản ứng chung: nếu không mất tiền và không phiền phức thì sẽ xem.