Mua hàng online: 5 cảnh báo người tiêu dùng cần biết

14/05/2018    1.130    4.79/5 trong 9 lượt 
Mua hàng online: 5 cảnh báo người tiêu dùng cần biết
Làm chủ tiện ích để phục vụ cuộc sống, song người tiêu dùng cũng không nên bỏ qua những cảnh báo sau đây để mua sắm được an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
 
Theo thống kê, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người dân có thói quen mua sắm trực tuyến. Thị trường thương mại điện tử cũng ngày càng sôi động bởi sự cạnh tranh gay gắt của các “ông lớn” ngành bán lẻ cả trong nước lẫn nước ngoài.
 
Làm chủ tiện ích để phục vụ cuộc sống, song người tiêu dùng cũng không nên bỏ qua những cảnh báo sau đây để mua sắm được an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
 

Thuận tiện nhưng cũng tiềm ẩn lắm rủi ro

 
Bị thuyết phục bởi một mẩu quảng cáo máy tập bụng trên mạng xã hội Facebook, chị Nguyễn Thanh Hằng (40 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) quyết định chuyển khoản cho một cửa hàng bán lẻ trực tuyến để mua về. Cửa hàng đó hẹn giao hàng trong ngày nhưng phải đến hai ngày sau khi chuyển khoản, chị Hằng mới nhận được máy tập.
 
Mang về sử dụng được vài ngày thì thấy dây cắm điện chập chờn, đang tập thì điện ngừng rất bất tiện, chị Hằng liên hệ cửa hàng yêu cầu đổi máy. Nhân viên giao dịch từ chối đổi hàng, chỉ hứa sẽ đến xem lại nhưng một tuần rồi không thấy đến. Chị Hằng đề nghị mang máy trực tiếp đến cửa hàng thì được trả lời là shop online không có địa chỉ giao dịch cụ thể. Vì lỡ chuyển tiền mà không có phiếu bảo hành nên chị Hằng đành ôm “quả đắng”.
 
Chị Lê Hồng Duyên (35 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) mua hai hộp miếng dán bụng giảm mỡ của một website bán hàng trên mạng, có địa chỉ giao dịch tại khu Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Cửa hàng đó cho biết địa bàn quá xa nên không có shipper (nhân viên giao hàng) và yêu cầu chị chuyển khoản rồi nhận hàng qua chuyển phát nhanh.
 
Nhận hàng, chị Duyên thực hiện đúng như hướng dẫn và tin vào cam kết của shop là sử dụng liên tục 10 ngày sẽ giảm ít nhất 3 – 4 cm vòng bụng. Tuy nhiên thực tế thì miếng dán không những không mang lại hiệu quả gì mà còn để lại trên bụng chị Duyên những vết bầm xấu xí, ngứa ngáy khiến chị phải đến bệnh viện da liễu để điều trị dị ứng. Liên hệ lại website bán hàng thì nhân viên giao dịch không truy xuất được nguồn gốc hàng hóa, chỉ trả lời chung chung là hàng xách tay từ Hàn Quốc.
 
Còn cô Bùi Thị Ngọc (50 tuổi, ở Quận 1, TPHCM) thì đặt mua chiếc túi xách từ một ứng dụng mua sắm trực tuyến theo hình thức ship COD (thanh toán khi nhận hàng). Tuy nhiên khi hàng mang đến, cô khá sốc vì chiếc túi ở bên ngoài trông rất tuềnh toàng, đường kim mũi chỉ cẩu thả, không giống như hình ảnh long lanh được quảng cáo trên mạng nên đã từ chối nhận hàng. Hai bên cự cãi hồi lâu, cuối cùng cô Ngọc phải trả một khoản tiền ship không nhỏ mặc dù không lấy sản phẩm.
 
Đó chỉ là vài trường hợp điển hình trong số vô vàn những rủi ro khách hàng gặp phải khi mua sắm trên mạng mà chưa nắm rõ thông tin sản phẩm, thông tin nhà cung cấp cũng như tính năng của ứng dụng mua sắm mà mình đang sử dụng.
 

Làm sao trở thành người tiêu dùng thông minh?

 
Ngày nay, xu hướng bán hàng đa kênh đã buộc các ông chủ ngành hàng bán lẻ không ngừng mở rộng các hình thức phân phối của mình, từ hệ thống cửa hàng cho đến các gian hàng trên mạng xã hội, các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động. Có thể dễ dàng nhận ra một số doanh nghiệp hiện đã khá thành công như Thế giới di động, FPT, Nguyễn Kim, BT group...
 
Những phần mềm mua sắm trực tuyến như Lazada, Tiki, Adayroi, Thế giới di động, Sendo, Dogo… đã trở thành công cụ quen thuộc, thiết yếu của người tiêu dùng Việt Nam.
 
Chia sẻ về Dogo cũng như khuyến cáo người tiêu dùng khi tham gia mua sắm online, CEO Công ty cổ phần Đầu tư và Bán lẻ BT (BT Group) – ông Đỗ Tấn Bình - người sáng lập ứng dụng mua sắm trực tuyến Dogo gợi ý 5 nguyên tắc sau đây:
 
Thứ nhất, người tiêu dùng nên tìm hiểu ứng dụng mình sẽ sử dụng cũng như doanh nghiệp cung cấp ứng dụng để đánh giá xem ứng dụng đó có đáng tin cậy, doanh nghiệp đó có uy tín hay không. Ví dụ như Tiki được đầu tư bởi công ty VNG và một số cổ đông khác, Sendo là sản phẩm của FPT hay Dogo của BT group...
 
Nói về ứng dụng Dogo, ông Bình cho hay, mặc dù mới được bổ sung vào kho ứng dụng trực tuyến nhưng ứng dụng này hiện đã được khá nhiều người dùng di động đón nhận và tải về. Đây là ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh được phát triển bởi BT – một công ty có hàng chục năm hoạt động thành công trong lĩnh vực bán lẻ.
 
Thứ hai, người tiêu dùng cần xác minh được nguồn hàng. Đừng tin những cam kết chung chung về những hàng hóa xách tay. Với Ứng dụng Dogo, người tiêu dùng luôn được tiếp cận hàng hóa chất lượng với nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng nhờ cam kết đưa sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất, nhập khẩu, nhà phân phối, nhà cung cấp uy tín đến tận tay người tiêu dùng của ứng dụng này.
 
Thứ ba, về giá cả, để tránh mua phải giá đắt, khách hàng nên có sự tham khảo, so sánh giữa các hãng. Ông Bình cho rằng hãng này có thể áp dụng mức giá hợp lý nhất nhờ làm việc thẳng với các nhà cung cấp, nhà phân phối như vừa nói ở trên.
 
Thứ tư, người tiêu dùng nên lựa chọn hình thức giao hàng phù hợp nhất với mình để tránh phiền toái hay nhầm lẫn hàng hóa. So với nhiều hãng khác, hiện Dogo có hệ thống đại lý, cộng tác viên phủ sóng toàn quốc từ thành thị đến từng thôn, từng xã, từng huyện nhỏ, giờ đây người dân không cần phải lo lắng về việc vận chuyển, đặt hàng xa xôi mới có các sản phẩm hàng hóa. Thay vào đó, Dogo vận chuyển hàng hóa tới tận tay người sử dụng qua các đơn vị vận chuyển uy tín như Viettel Post, Vn Post...
 
Điều cuối cùng, hãy xem đối tác mình mua hàng có tính năng nào nổi trội so với các hãng khác không. “Mỗi hãng có đặc thù riêng, còn ở Dogo chúng tôi có chính sách liên kết và phân phối rất ưu việt. Dogo được xây dựng trên nền tảng mô hình “chợ trong chợ”, hình thành một mạng lưới bán hàng giữa Dogo và các đối tác liên kết khác. Từ đó, Dogo chọn ra các sản phẩm được các sàn TMĐT hàng đầu như Lazada, Tiki bình chọn về chất lượng cũng như giá thành hấp dẫn để giới thiệu đến khách hàng và chia sẻ lợi nhuận cho các thành viên và đại lý của mình”- ông Bình nói.
 
“Giữa thị trường điện tử với hàng trăm mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng không thể không tự trang bị cho mình các thông tin cần thiết cũng như lựa chọn đối tác và ứng dụng uy tín để quá trình mua sắm của mình vừa an toàn, tiết kiệm lại hiệu quả”- CEO Dogo nhấn mạnh.
Theo Nhịp sống kinh tế

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận