Xu hướng trải nghiệm người dùng tại châu Á trong tương lai

14/08/2017    660    4.67/5 trong 6 lượt 
 Xu hướng trải nghiệm người dùng tại châu Á trong tương lai
Làn sóng chia sẻ trên platform mạng xã hội được thống kê ở trên đã ‘vô tình’ tạo ra nét đặc thù của bối cảnh thị trường người dùng tại châu Á. Đáp lại xu hướng này từ đối tượng khách hàng của mình, các thương hiệu đang đua nhau tạo nên những trải nghiệm ấn tượng nhằm thu hút thị trường khách hàng chia sẻ về những khoảnh khắc đặc biệt lên tài khoản mạng xã hội cá nhân của họ.
Quy tắc để có thể thành công tại thương trường của Kinh tế trải nghiệm người dùng chỉ vỏn vẹn trong 2 mục: tạo nên nét ấn tượng của từng yếu tố tạo nên trải nghiệm bằng cách ‘Rút ngắn quá trình tạo sự chú ý’, hoặc khởi đầu chién dịch bằng cách ‘Tối ưu hóa sự chú ý’ từ chất lượng trải nghiệm.
 

1. Rút ngắn quá trình tạo sự chú ý

Có thể nói không nơi đâu ‘ám ảnh’ về việc sở hữu một cuộc sống dễ dàng nhất có thể như người châu Á. Sự phát triển của thế giới thiết bị di động đã tác động đến thái độ tiêu dùng của thị trường khách hàng trở nên chú trọng vào tính chất thuận tiện; họ chỉ muốn sở hữu một chiếc nút nhấn (hoặc scan mã QR) để có thể được hỗ trợ hoàn thành tất cả công việc của họ - từ việc mua thức ăn, cho đến xếp hàng mua vé xem phim. Và giờ đây, hệ thống tự động đã bước vào cuộc sống của họ. Khi mà chiếc tủ có thể xếp quần áo và thực phẩm có thể tự cho vào túi, một mặt của việc chiến thắng trong trận chiến Trải nghiệm người dùng sẽ thuộc về những ai sở hữu ‘kho sáng kiến’ liền mạch, giúp đem lại một cuộc sống dễ dàng và thuận tiện nhất cho người dùng.
 

2. Ba cách thức giúp rút ngắn quá trình tạo sự chú ý

a. Kết nối di động mọi nơi

 
 
Hiện nay, có khá nhiều thương hiệu tận dụng sự thông minh của những chiếc điện thoại để phát triển những ứng dụng, công nghệ nhằm tối ưu hóa trải nghiệm thuận tiện cho người dùng. Từ đó, các thương hiệu có cơ hội chạm đến thị trường khách hàng của họ bằng cách đem lại dịch vụ dựa theo ngữ cảnh, thoải mái truy cập đến những loại hình dịch vụ và hàng hóa mà mình mong muốn.
 
Như với WeChat, ứng dụng hỗ trợ gửi tin nhắn thoại, video và chia sẻ hình ảnh, văn bản miễn phí đến từ Trung Quốc đã cho ra mắt WeChat Mini Program. Với tham vọng muốn trở thành một phần trong cuộc sống của người dùng, WeChat ứng dụng mã QR để đem lại cho người dùng mọi mô hình dịch vụ gắn liền với đời sống thường ngày, được tích hợp trực tiếp trên WeChat dựa theo bối cảnh cũng như vị trí thực của họ. Từ việc đặt món, thanh toán qua thiết bị di động, tìm kiếm giá cả bất động sản, cho đến các hiệu ứng điều chỉnh hình ảnh, v.v… Tất cả đều gói gọn trong lòng bàn tay của người dùng.
 

3. Trải nghiệm trực quan

 
Thủ tục vốn dĩ phiền hà, đánh máy vốn dĩ nhọc công, và đặc biệt là những trung tâm hỗ trợ qua điện thoại với câu nói ‘bất hủ’ “Tiếng Việt, nhấn phím ‘2’”. Đó là các ‘độc tố’ điển hình trong công cuộc đem lại hành trình trải nghiệm người dùng. Hãy thật sự cố gắng đem lại cho khách hàng của bạn một trải nghiệm mượt mà và đậm chất trực quan nhất có thể.
 
Như với Apple, một nhãn hiệu công nghệ hàng đầu thế giới đi đầu trong việc xây dựng những công nghệ thân thiện nhất với người tiêu dùng, mới đây đã phát triển một tính năng mới trên hệ điều hành iOS11 sắp ra mắt của mình. Người dùng giờ đây không còn phải tải ứng dụng riêng chuyên để scan mã QR trên iPhone, mà tính năng này được tích hợp trực tiếp trên ứng dụng camera, thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng.
 

b. Hỗ trợ ‘vô hình’

 
 
Tiếp cận đến khách hàng của mình thông qua những phương thức hỗ trợ vô hình sẽ đem lại hiệu ứng tuyệt vời cho thương hiệu của bạn. Dựa theo các số liệu khảo sát người dùng, sau đó ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI lên các dịch vụ hỗ trợ vô hình xuyên suốt trải nghiệm người dùng, giúp nhận biết mọi nhu cầu, thắc mắc và từ đó đem đến các giải pháp phù hợp ngay tức thời.
 
Như với Singapore Tourism Board, Tổng cục du lịch đến từ Singapore hợp tác cùng các nhà thần kinh học đến từ Úc, sử dụng công nghệ EEG kết hợp cùng việc phân tích sóng não để tạo ra một trải nghiệm hướng dẫn du lịch cá nhân hóa và đầy cảm xúc rất đặc biệt. Với tên gọi ‘Emotional Travel Guide’, mọi dữ liệu sóng não thu thập được từ 20 gia đình được đo trong suốt trải nghiệm du lịch của họ, từ đó phân tích, thống kê kết quả và đưa ra kết luận về cách du lịch với mạch cảm xúc tuyệt vời nhất khi đến với Singapore.
 

c. Tối ưu hóa sự chú ý

Người tiêu dùng châu Á là bộ phận thị trường khách hàng không đơn thuần đánh đổi phần thời gian quý báu cũng như sự quan tâm của mình cho những trải nghiệm tầm thường khác. Quy luật ở đây khá đơn giản: mỗi một câu chuyện mới cần phải thật ấn tượng, hoặc khác biệt. Nhưng làm sao để có thể tạo ấn tượng mạnh như việc dựng bản sao theo kích thước thật của con tàu Titanic, hay việc bạn phải mạo hiểm để có được một chiếc áo khoác cao cấp miễn phí?
 
Dưới đây là một vài cách thức tạo nên những trải nghiệm thật khác biệt cho người dùng châu Á, đến từ những ý tưởng tưởng chừng như ‘điên rồ’ nhất nhưng vẫn có thể thực hiện được, và trở thành những chiến dịch quảng cáo tuyệt vời và thu hút sự chú ý từ thị trường một cách hiệu quả.
 

4. Ba cách thức giúp tối ưu hóa sự chú ý

a. Đem đến sân chơi đô thị

 
 
Nhiều thương hiệu hiện nay đang tạo ra những không gian riêng, nơi các dân cư thành phố có thể tụ hội và trải nghiệm những hoạt động ý nghĩa cùng nhau giữa lòng đô thị tấp nập và bận rộn.
 
Như với adidas tại Nhật Bản, một đường đua trên phố Tokyo mang tên ‘Green Light Run Tokyo’ đơn giản là một đường đua, nhưng không ‘đơn thuần’ như vậy. Đường đua marathon này sẽ được tính dựa trên số cột đèn giao thông là 15,730, tương đương với 42,195km và người tham gia cần phải chạy qua chặng đường này mà không phải gặp bất kỳ đèn đỏ nào, một khi bạn dừng tức trò chơi đã kết thúc. Đã có 30 người tham gia chạy được chọn ra trong tổng số 180 đơn đăng ký trên cả nước.
 

b. Tiếp cận những vấn đề nhạy cảm

 
Còn gì thu hút thị hiếu hơn là việc mạnh dạn chạm đến những vấn đề vốn khó nói của xã hội? Chỉ ra những vấn đề mà mọi người không cảm thấy thoải mái khi đề cập đến. Điều này có thể sẽ dễ tạo ra những dư luận trái chiều, tuy nhiên nếu thương hiệu đủ mạnh dạn đem lại những trải nghiệm ‘nhạy cảm’ này, người dùng sẽ cho thấy những suy nghĩ tiên tiến, và cảm giác được tự do thể hiện cảm xúc của mình quanh vấn đề tế nhị này.
 
Như với Amnesty International, một hiệu sách tại Hồng Kông bán hơn 1,000 cuốn sách chứa đựng nội dung gây tranh cãi đã được thông qua ‘kiểm duyệt’ bằng cách bôi đen, hoặc thậm chí là xé đi những trang sách bị chính phủ cho rằng ‘nhạy cảm’ và ‘nên bị nghiêm cấm’, và biến nó thành những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, như một bức chân dung dở dang, hay những câu nói trích dẫn trên các túi đeo, áo thun, v.v…
 

c. Tái tạo lại cảm xúc

Hình dung lại hoặc tái tạo lại dịch vụ mà thương hiệu bạn cung cấp, hoặc mô hình kinh doanh theo một cách thật khác lạ, để đem lại cho người dùng một trải nghiệm như trong tiểu thuyết ngoài đời thực.
 
Như với Maxis, hãng viễn thông tại Malaysia đã đem lại một món quà ý nghĩa vào dịp Tết Nguyên Đán với chiếc bao lì xì được làm từ một loại giấy hạt hướng dương đặc biệt có thể...trồng được, và thành quả sẽ là một đóa hoa hướng dương thật sự lớn lên từ chính phong bao lì xì, Ang Pow, đó. Ý nghĩa của chiến dịch quảng bá đó là việc giảm thiểu rác thải cho môi trường nhưng vẫn tôn lên giá trị truyền thống của chiếc Ang Pow vào dịp Tết Nguyên Đán.
 
Thị trường khách hàng châu Á thật sự không phải là một thị trường dễ tính. Hãy kích thích sự tò mò và hứng thú ở họ bằng những chiến dịch thật ấn tượng, và thâu tóm sự chú ý từ họ, bạn sẽ luôn gặt hái được kết quả tuyệt vời bởi người châu Á luôn hướng đến số đông.
 
brandsvietnam.com

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận