Content marketing đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược digital marketing. Trong năm 2017 content marketing sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1. Sản xuất nhiều nội dung phù hợp và có ý nghĩa với người dùng hơn
Số lượng người dùng trực tuyến đang gia tăng đáng kể, và các loại nội dung cũng vậy. Điều này đã làm cho các
doanh nghiệp nghĩ rằng việc tạo ra nhiều nội dung là cách tốt nhất để gây được sự chú ý thông các
chiến lược content marketing. Tuy nhiên đó chỉ là một nửa giải pháp.
Qua nhiều năm, các thuật toán
tìm kiếm của
Google ngày càng được cải thiện trong việc xác định mức độ liên quan và phù hợp của nội dung. Và bây giờ các bots tìm kiếm cũng thông minh hơn trong việc nhận diện các nội dung có thân thiện với người dùng hay không. Ngoài ra, sự liên quan là yếu tố chính tạo được tương tác tốt, đây là một trong những lý do tại sao content marketing cần được quan tâm và hoàn thiện ngày từ giai đoạn đầu.
Ví dụ về một bài đăng đã được chia sẻ bởi Greatist về các loại snack tốt cho
sức khỏe đã nhận được khoảng 90 nghìn lượt chia sẻ lại trên
Facebook và hơn 2 triệu lượt chia sẻ trên Pinterest; tất cả đều vì những nội dung đó có giá trị với người đọc. Và vì tính liên quan của nó, bài đăng cũng xuất hiện trên đầu các kết quả tìm kiếm khi bạn tìm kiếm các cụm
từ khóa như “protein snack”, “snack giàu protein” hoặc các thuật ngữ khác có liên quan.
Influencer Marketing là một trong những hoạt động có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất trên
Digital trong các năm vừa qua. Theo
dữ liệu thu thập từ
công cụ lắng nghe SocialHeat, có đến 78% người dùng online bị
ảnh hưởng từ lời khuyên của những người họ
tin tưởng. Đặc biệt, Social Influencer là nguồn tham khảo phổ biến nhất và có đủ uy tín để cộng đồng tin tưởng theo dõi và lắng nghe.
Dựa trên mức độ ảnh hưởng đối với công chúng có thể chia Influencer thành 3 loại như sau: VIPs/CELEBRITIES (Người nổi tiếng/Người của công chúng), PROFESSIONAL INFLUENCERS (Các chuyên gia, người có chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng) và CITIZEN INFLUENCERS (Những người có 500+ friends hay followers có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý; những
người tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc
kinh nghiệm, đánh giá về
sản phẩm)
Trong thời gian gần đây, đã có nhiều
chiến dịch chứng minh hiệu ứng bùng nổ và
thành công của việc sử dụng influencer marketing đem đến cho thương hiệu, điển hình như chiến dịch Đi để trở về của Biti’s.
Tuy nhiên vẫn có nhiều chiến dịch cho thấy rằng việc sử dụng những người nổi tiếng không chắc đem lại thành công cho chiến dịch khi lượng thảo luận không đề cập đến thương hiệu mà chỉ quan tâm về người nổi tiếng. Do đó, các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng vào tính xác thực và sự liên quan của những influencer tới thương hiệu. Không ngạc nhiên khi một “citizen influencer” với 50,000 người theo dõi có thể đạt được tương tác cao như một “
celebrity influencer” với 1 triệu người theo dõi vì những nội dung họ tạo ra mang tính xác thực và thật sự liên quan đến những người theo dõi họ.
Tất cả các
mạng xã hội đều có một cấu trúc riêng biệt khi chia sẻ nội dung và quảng cáo. Hầu hết trong số đó cho phép bạn cá nhân hoá nội dung bằng cài đặt vị trí hoặc sử dụng
hashtag.
Cách Facebook chọn nội dung cho mục “Trending Section” (Hiển thị những nội dung hot nhất mạng xã hội) dựa trên vị trí là một ví dụ điển hình cho việc cá nhân hoá nội dung cho phân khúc khách hàng cụ thể.
Ngoài ra, các doanh nghiệp ngày nay cũng đang để tâm đến việc đầu tư vào các hệ thống dữ liệu người dùng (Social Listening, Social CRM) để tiếp cận đúng và cung cấp nội dung phù hợp,
hiệu quả cho đối tượng khách hàng cụ thể . Với các thông tin dữ liệu lưu lại trong hệ thống, doanh nghiệp có thể theo dõi và thống kê được khách hàng của mình đã xem những sản phẩm/
dịch vụ nào,
email nào được họ đọc, liên kết trong email nào khách hàng đã nhấp vào và những biểu mẫu họ đã điền, từ đó doanh nghiệp có thể biết chính xác
khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm điều gì và loại nội dung nào có thể tác động đến
hành vi mua hàng của hàng của họ để tạo ra những nội dung thật sự liên quan và phù hợp.
4. Sự phát triển mạnh của video content
Video content không phải là một khái niệm mới, như nhiều thương hiệu đã và đang sử dụng các video làm
banner trên trang
web của họ, trên những cập nhật mạng xã hội, hay thỉnh thoảng trong
email marketing. Giờ đây, với các thuật toán hiển thị video tốt hơn, video đang được sử dụng rộng rãi để chuyển tải
thông điệp của thương hiệu,
quảng bá các dịch vụ hoặc đơn giản được sử dụng cho mục đích tương tác.
Có rất nhiều công cụ video
marketing online và offline để tạo ra những video chuyên nghiệp và thu hút. Trong khi các công cụ có thể giúp bạn tạo ra những video đẹp thì muốn tạo được tương tác tốt,
ý tưởng video lại là một vấn đề quan trọng. Để tạo ra những ý tưởng video tốt, bạn có thể tham khảo và lấy cảm hừng từ những nhãn hàng nổi tiếng đã chạy các chiến dịch video markeing thành công.
Video “Will It Blend” của Blendtec’s là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Công ty sản xuất máy xay sinh tố gia đình ở Mỹ đã bắt đầu chiến dịch "Will It Blend" để chứng tỏ
sức mạnh của máy xay sinh tố bằng cách trộn lẫn các sản phẩm cứng rắn khác nhau như iPhone, đồ chơi bằng nhựa cứng, nam châm Neodymium, v.v..
Tạo ra các video
hấp dẫn dựa trên USP (unique selling point - điểm
bán hàng độc nhất) sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ giúp thu hút nhiều khách hàng hơn mà còn tăng
cơ hội giúp doanh nghiệp chiếm
thị phần lớn hơn trên
thị trường.
5. Khi Social media trở thành nguồn xuất bản nội dung
Mạng xã hội lớn nhất - Facebook gần đây đang phải đối mặt với một loạt các vụ kiện về việc giám sát và hạn chế tin tức giả mạo. Tất cả điều này đang xảy ra vì mọi người đang ngày càng dựa vào các mạng xã hội như một nguồn xuất bản nội dung và tin tức. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu năm 2016 khẳng định rằng đã có hơn 50% người sử dụng phương tiện
truyền thông xã hội để theo dõi và cập nhật thông tin hàng ngày. Theo Statista, 61% những người làm digital marketing dựa vào Facebook để quảng cáo hàng tháng.
Tóm lại
Để cải thiện content marketing, các
marketer luôn cần cập nhật, nắm bắt các xu hướng mới nhất và tập trung vào 3 hoạt động chính:
Tiếp cận
insight người dùng đến mức độ cá nhân: Việc phát hiện và tiếp cận đúng insight giờ đây phải được cụ thể hóa trên từng nhóm nhỏ và cá nhân khách hàng, nhất là đối với những ngành hàng mang tính đặc thù cao. Các
công nghệ dữ liệu ngày càng tiên tiến có ý nghĩa và vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ Marketer cải thiện hoạt động này: không chỉ ở mức độ cung cấp nội dung hiệu quả và phù hợp hơn mà còn bao gồm đo lường chỉ số hiệu quả trên từng loại nội dung khác nhau.
Kênh phân phối nội dung có ý nghĩa quan trọng: Những người
làm marketing cần phân tích và tìm được những điểm tiếp cận (touch point) hiệu quả để cung cấp nội dung cho người dùng. Việc xác định kênh phân phối nội dung trên từng thời điểm phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả của nội dung đó, và hoạt động này có thể thông qua các nền tảng marketing automation hay marketing cloud.
Cải thiện hoạt động theo dõi và đo lường: Sử dụng các công cụ Social Analytics không chỉ giúp nhìn thấy kết quả của các chiến dịch content marketing, hoạt động này còn có ý nghĩa chỉ ra các
thay đổi theo trình tự thời gian trong tâm lý và hành vi (Social Behaviors) của người dùng trong các điều kiện cụ thể. Các thông tin này chính là chìa khóa để những người thực hiện nội dung hiểu rằng, khách hàng của họ đang cần và sẽ cần những thông tin gì, từ đó đưa ra các điều chỉnh hợp lý trong việc
xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng thông qua content marketing.