E-commerce (thương mại điện tử) là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán các loại hình sản phẩm / dịch vụ diễn ra trên Internet, đặc biệt là thông qua các website. Các hoạt động thương mại điện tử có thể diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Thương mại điện tử là khái niệm quen thuộc và phổ biến hiện nay
E-commerce bao gồm những gì?
E-commerce bao gồm hai yếu tố chính cơ bản:
Khảo hàng trực tuyến (Online shopping): Bao gồm toàn bộ các thông tin cần thiết cung cấp cho khách hàng, mang lại giải pháp mua hàng hợp lí, khái niệm này cũng có thể bao hàm các hành động xem xét sản phẩm & mua hàng ở khách hàng.
E-commerce (thương mại điện tử) là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động kinh doanh, mua bán các loại hình sản phẩm / dịch vụ diễn ra trên Internet
Mua hàng trực tuyến (Online purchasing): Bao gồm các cơ sở hạ tầng công nghệ để trao đổi dữ liệu để giao dịch, mua bán trên Internet. Nói đúng hơn, đây là các hệ thống giúp cho hoạt động / các khâu mua bán trên Internet có thể được diễn ra suôn sẻ.
Trong những năm gần đây, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần được khởi động thì xu hướng kinh doanh thương mại điện tử cũng bắt đầu hoạt đông mạnh mẽ, nó gần như đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, kéo họ vào một thế giới mới với nhiều lựa chọn, nhiều tiện ích và cám dỗ hơn mà chúng ta thường gọi chung bằng cái tên “Internet”.
E-commerce và E-business là hai khái niệm khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn là một
Cách phân chia E-commerce theo nhóm đối tượng
Thương mại điện tử được phân chia thành nhiều loại như:
B2B (Business to Business): Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử thường là các doanh nghiệp / công ty lớn. Có thể hiểu, người mua và người bán trong mô hình này đều là các doanh nghiệp.
B2C (Business to Consumer): Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng (khách hàng)
C2C (Consumer to Consumer): Thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân kinh doan riêng lẻ.
Ngoài ra còn có G2C (Government-to-Citizen), G2B (Government-to-Business)… nhưng các hình thức này ít phổ biến, cũng ít được sử dụng hơn.
Sự khác biệt giữa E-business và E-commerce
Bên cạnh E-commerce, chắc hẳn bạn còn nghe thêm khái niệm E-business, như vậy E-business là gì? Nó có liên quan gì đến thương mại điện tử?
Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu như thương mại điện tử là tên gọi cho quá trình mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin qua mạng máy tính, Interner thì E-business (Electronic Business – kinh doanh điện tử) là các hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa, như:
- Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin
- Dịch vụ khách hàng (customer service)
- Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác (collaborative)
- Đào tạo từ xa (E-learning)
- Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty (intrabusiness)
E-business được hiểu rộng hơn E-commerce vì đó là các hoạt động kinh doanh đa dạng trên Internet và đều sử dụng hình thức thanh toán / giao dịch online làm nền tảng. Còn E-commerce được đánh giá chỉ là MỘT PHẦN của E-business, chứ không phải hai khái niệm giống nhau như nhiều người vẫn nghĩ.
Vai trò của E-commerce và E-business trong đời sống hiện nay
Có thể nói, cả hai khái niệm này đều đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh mua bán và có tác động về cả hai phía: Đơn vị cung cấp dịch vụ / sản phẩm và người tiêu dùng. Những cá nhân thực hiện E-business (nhà kinh doanh điện tử) dùng E-commerce (thương mại điện tử) làm công cụ hỗ trợ cho mình và các khách hàng của họ (customer) sẽ chi trả tiền để nhận được lợi ích từ E-commerce và E-business.
Các quá trình này có sự liên quan và tương hỗ lẫn nhau để cùng phát triển, các hoạt động kinh doanh trực tuyến không thể thiếu yếu tố thương mại điện tử và ngược lại, thương mại điện tử cũng chẳng thể tồn tại đơn phương nếu đằng sau nó không có doanh nghiệp, công ty hay các hoạt động kinh doanh cụ thể điều hành.
Dự đoán trong nhiều năm tới đây các hoạt động thương mại điện tử sẽ phát triển ở mọi khía cạnh B2B (Business to Business – Từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp), B2C (Từ doanh nghiệp đến kháhc hàng), B2G (Từ doanh nghiệp đến chính phủ), và để chuẩn bị cho “cuộc cách mạng” này, mỗi cá nhân cần trang bị kiến thức chung và cả kiến thức chuyên môn để vậh hành và phát triển các dự định kinh doanh của mình sao cho phù hợp với xu hướng cua thị trường và sự cách tân không ngừng của công nghệ!