Những điều quan trọng về Digital Marketing 2018

28/05/2018    778    4.81/5 trong 10 lượt 
Những điều quan trọng về Digital Marketing 2018
Digital Marketing (Tiếp thị số) 2018 được chia thành 4 danh mục chính: Video marketing, Social media, Sales và SEO.
 
Google - ông trùm tìm kiếm luôn thay đổi thuật toán tìm kiếm và do vậy digital marketing cũng không thể "dậm chân tại chỗ". Sau đây là 4 lĩnh vực tiếp thị kỹ thuật số mà doanh nghiệp cần để mắt đến trong năm 2018 vì nó sẽ có nhiều thay đổi mạnh mẽ.
 

1. Video marketing
 

Video thực sự là tương lai của content marketing và nó đã là một định dạng có tác động mạnh mẽ trong năm qua. Video không có dấu hiệu chậm lại trong năm 2018, nhất là khi các gã khổng lồ social media như Facebook, Instagram và Twitter sẽ còn đầu tư thêm nhiều năng lượng và tiền bạc để cải thiện khả năng video của mình. Tại sao lại như vậy?
Đây là những lý do mà video trở thành một trong những xu hướng tiếp thị lớn nhất 2018.

Cải thiện SEO

Theo các chuyên gia trong ngành, “Việc thêm video vào website có thể làm tăng cơ hội đứng top tìm kiếm Google lên đến 53 lần”. Dữ kiện này xứng đáng để bạn đầu tư hơn cho video.

Mức độ tham gia cao hơn

Video trở thành một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự tham gia của khách hàng. Theo Content Marketing Institute, “khán giả có mức độ tham gia và video cao gấp 10 lần so với các hình thức content khác trên mạng xã hội, bao gồm các hành động như nhúng, chia sẻ, bình luận về nội dung video”. Nguyên nhân là video sử dụng một ngôn ngữ phổ quát, nghĩa là bạn có thể kết nối ngay tức thì với nhiều khán giả trên toàn cầu, dù bạn sử dụng ngôn ngữ nào, đang ở châu lục nào.

Tỷ lệ giữ chân cao

Theo Brainshark, 65% người xem có thể xem hơn ¾ thời lượng video. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với content được thực hiện bằng chữ. Hãy chuyển tải những thông điệp quan trọng, hình ảnh thương hiệu bằng những video chất lượng.

Không gian để khám phá

Khi nói đến social media và video, chúng có rất nhiều loại để bạn có thể thử nghiệm. Bạn có thể quay các hướng dẫn sử dụng, biểu diễn các công thức nấu ăn hay pha chế, đánh giá về thứ gì đó, các clip giới thiệu phim, cập nhật tin tức mới hay kể các câu chuyện về thương hiệu của bạn. Các nền tảng social media thực sự mở đường cho video. Lấy Instagram làm ví dụ, nền tảng này có các hình thức Instagram Live, Boomerang và Stories đều đẩy mạnh hình thức video. Doanh nghiệp cần tận dụng những công cụ này để thương hiệu tiếp cận được khách hàng.

Tăng khả năng tiếp cận

Việc sản xuất video có thể đòi hỏi nhiều công phu lẫn chi phí thực hiện. Tuy nhiên, chi phí sản xuất video ngày càng rẻ hơn trong những năm gần đây. Ngày nay, bạn có rất nhiều thiết bị hỗ trợ để tự tạo nên một video có content hấp dẫn như iPhone hay máy chụp ảnh DSLR. Ai cũng có thể tự sản xuất video.

Micro moment

Micro moments là những khoảnh khắc mà hành vi người dùng được phát sinh từ nhu cầu: tôi muốn biết, tôi muốn làm, tôi muốn mua, tôi muốn đi đến… Đây là một xu hướng sẽ được tiếp nối mạnh mẽ vào năm 2018. Micro moment là những khoảnh khắc giàu tính quyết định của người dùng.
“69% khách hàng trực tuyến đồng ý rằng chất lượng, thời gian, hay thông điệp của công ty ảnh hưởng đến nhận thức của họ về thương hiệu”, theo Think With Google. Vì thế, nếu quan tâm đến Micro moment, thương hiệu sẽ giải quyết được nhu cầu muốn tìm hiểu của khách hàng tại thời điểm, và nhờ vậy sẽ chiến thắng các đối thủ. Đây là cách bạn tạo ra những Micro moments:

Hiểu được nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm

Đo lường ở từng thời điểm quan trọng
A/B Testing. Hai phiên bản A và B sẽ được đưa ra so sánh trong cùng môi trường, đối tượng nhằm đánh giá và tìm ra phiên bản tốt hơn. Việc này nhằm đo lường, đánh giá tỷ lệ chuyển đổi của tiến trình đang thực hiện.
 

2. Social media
 

Social media (phương tiện truyền thông xã hội) vẫn là hình thức giao tiếp lớn nhất trên website và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị nội dung của doanh nghiệp. Dưới đây là những nhân tố tiếp thị truyền thông xã hội chúng ta nên tập trung trong năm 2018.

Nhắm đến mục tiêu địa lý Geo-Tagging

Đây là phương pháp đưa thông tin định vị doanh nghiệp của bạn và chỉ thực sự phù hợp với các chiến dịch marketing dựa trên vị trí. Đây là những cách bạn có thể sử dụng tính năng gắn thẻ địa lý trong digital marketing. Đó chính là phương pháp Local seach Ads (Quảng cáo kết quả tìm kiếm địa điểm).
Local search ads chỉ hiển thị cho người dùng thích hợp trong khu vực địa lý có liên quan. Một người dùng có thể nhập truy vấn “Quán cà phê ở TP.HCM” và danh sách các quán cà phê trong khu vực sẽ xuất hiện.
Doanh nghiệp của bạn có thể “chen chân” vào kết quả tìm kiếm này bằng cách trả phí quảng cáo cho Google, nhằm gia tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp, sản phẩm của bạn với người dùng.
Với mạng xã hội như Facebook bạn có nhiều quyền gắn và kiểm soát thẻ địa lý. Để “check–in”, bạn chỉ cần bật định vị và sau đó gắn địa điểm vào status. Tính năng này cũng giúp người dùng khác xem được có bao nhiêu người đã ở địa điểm nào đó cũng như biết được những suy nghĩ, cảm xúc của họ khi đến đó.

Tiếp thị địa điểm theo thời gian thực

Marketing địa điểm cho phép các thương hiệu hướng đến khách hàng sử dụng thiết bị di động. Với cách marketing này, doanh nghiệp có thể tiếp cận ngay với khách hàng gần mình khi điện thoại họ bật định vị. Ví dụ, Starbucks cung cấp dịch vụ “Đặt hàng và trả tiền trên Mobile”cho phép khách hàng mua hàng và đến lấy nước ở cửa hàng gần nhất.

Marketing dựa trên địa điểm (Location Based Marketing)

Một ví dụ điển hình cho phương pháp này chính là trò chơi Pokemon Go. Là một ứng dụng thực tế ảo, trò chơi sử dụng dữ liệu định vị để hướng dẫn người dùng đến những địa điểm có thương hiệu. Người chơi đã cố gắng chạy đến những vị trí có Pokemon và hiển nhiên, chiêu thức marketing này đã đưa họ đến với cửa hàng theo mong muốn của người thiết lập.

Người có tầm ảnh hưởng

Nếu 2017 là năm của những người có tầm ảnh hưởng (KOL) trong lĩnh vực thích hợp (micro-influencers) thì năm 2018 là năm của KOLs liên hợp.
Xu hướng xây dựng chiến lược tiếp thị ngày nay là kết hợp cùng lúc những người có tầm ảnh hưởng trong phạm vi lớn đến phạm vi siêu nhỏ. Vì thế, các marketer cần vận dụng nhiều chiến thuật như: Tiếp thị vận động (để khách hàng nói tốt về sản phẩm - Advocacy Marketing), tiếp thị truyền miệng, tiếp thị dựa vào lòng trung thành của khách hàng.
 

3. Sales (Bán hàng)
 

Những người bán hàng thuyết phục nhất, thành công nhất đều có khả năng nói bằng "ngôn ngữ" của khách hàng. Nói cách khác, người bán cần hiểu khách hàng cần gì, muốn gì, thậm chí ước mong của họ là gì. Công nghệ ngày càng chứng tỏ có khả năng hỗ trợ hiệu quả cho người bán trong việc tiếp cận, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Và đây là những xu hướng nổi bật trong năm 2018:

Chatbot

Chatbot hoạt động trên cơ sở trí thông minh nhân tạo, ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc giao dịch với khách hàng thông qua giao diện trò chuyện. Đây thực sự là một trong những xu hướng tiếp thị số mạnh mẽ nhất trong năm 2018. Các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều sử dụng chatbot để gia tăng lợi nhuận. Chẳng hạn, thương hiệu mỹ phẩm Sephora thông qua chatbot cung cấp cho khách hàng tư vấn, lời khuyên, tăng tương tác với khách hàng. Trong khi đó, thương hiệu thời trang H&M cung cấp cho khách hàng một nhà tạo mẫu cá nhân thông qua chatbot.
Rõ ràng, sản phẩm từ trí thông minh nhân tạo này đang tạo ra một cách hoàn toàn mới mẻ để tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Hiệu ứng lan truyền (Social Proofing)

Đây cũng là một trong những xu hướng nổi bật của digital marketing 2018. Trước khi quyết định mua hàng, khách hàng sẽ đọc những bình luận, đánh giá, chia sẻ của khách hàng trước đó về sản phẩm và dịch vụ. Chính những đánh giá tích cực sẽ thúc đẩy họ mua hàng và ngược lại.
Social Proofing có tác dụng khiến khách hàng thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến.

Tận dụng Thực tế tăng cường (AR)

AR đang phát triển rất nhanh chóng. Những ứng dụng đã bắt đầu sử dụng AR nhiều hơn, bao gồm cả Pokemon Go. AR sẽ cải thiện cách doanh nghiệp và khách hàng giao tiếp với nhau, đồng thời thay đổi phương thức tiếp thị. Nó cho phép nhà quảng cáo, tiếp thị có tư duy ba chiều để đưa các quảng cáo đến xung quanh khách hàng. IKEA vừa ra mắt ứng dụng AR nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới mẻ.


4. SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - Search Engine Optimization)



Theo xu hướng phát triển của công nghệ, kỹ thuật làm SEO đã thay đổi rất nhiều, liên tục thay đổi, và sự thay đổi trong năm 2018 sẽ là:

Tìm kiếm giọng nói và trợ lý kỹ thuật số

Các thiết bị hỗ trợ giọng nói mới như Amazon Alexa và Google Assistant đã trở thành một bước đột phá đối với người dùng năm 2017 và trở thành một xu hướng mua sắm mới trên Amazon. Nó sẽ còn phát triển và mở rộng hơn nữa trong tương lai. Dù bạn thích hay không thì tìm kiếm bằng giọng nói cũng sẽ ảnh hưởng đến SEO, và việc tích hợp lệnh thoại vào website, tăng cường những nội dung đối thoại với khách hàng là bắt buộc.

Từ khoá dài

Những từ khoá ngắn sẽ biến mất hoàn toàn. Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ khiến những từ khoá ngày càng dài ra.

Nội dung theo thói quen người dùng

Nếu bạn viết một nội dung theo ngữ điệu tự nhiên giống như đang đàm thoại, bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ của người tiêu dùng - loại ngôn ngữ mà họ sẽ sử dụng khi tìm kiếm bằng giọng nói. Vì thế, đừng cố tạo ra những nội dung “hàn lâm”, thay vào đó, hãy đặt mình vào vị trí và tâm lý người dùng để content đáp ứng đúng nhu cầu của họ.

Schema Markup

Schema là một chuẩn thống nhất trong công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing... Nhờ Schema, các công cụ tìm kiếm nhận dạng được các dữ liệu, hình ảnh của website. Đây là một trong những diễn biến mới nhất của việc tối ưu SEO, một ngôn ngữ code trên website giúp website cung cấp cho người đọc nhiều thông tin chi tiết hơn, hữu ích hơn.
Ví dụ, một người dùng tìm kiếm vé xem hoà nhạc. Bằng cách áp dụng kỹ thuật Schema, bạn có thể đưa ra thêm các thông tin về những suất diễn sắp tới ngay dưới kết quả tìm kiếm thông thường. Việc này vừa giúp quảng bá công ty của bạn vừa cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng mà không cần truy vấn thêm.

Trải nghiệm cá nhân người dùng (Personalised UX)

56% người dùng có nhiều khả năng quay lại một website có đề xuất, giới thiệu sản phẩm, dựa trên những thông tin cơ bản của khách hàng như: tài khoản, lịch sử mua hàng, và nhu cầu mua sắm tiềm năng. Dưới đây là cách cá nhân hoá trải nghiệm mua hàng cho khách hàng:
Đề xuất sản phẩm: Thực ra, đây là một cách upselling (chiến thuật bán một món hàng có giá cao hơn so với nhu cầu). Trong thiết kế website, doanh nghiệp đề xuất các sản phẩm liên quan đến sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm nhằm cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm của họ. Các đề xuất này được đưa ra dựa trên lịch sử mua hàng, các hành vi thực hiện trên trình duyệt.
Tiếp thị bằng email cá nhân: Một email cá nhân có tỷ lệ được người nhận mở ra đọc cao hơn nhiều so với các email quảng cáo thông thường. Những việc bạn cần làm là: gọi đúng tên của khách hàng, nội dung đúng phân khúc, chủ đề email mang tính cá nhân.
Retargeting: 97% khách hàng xem cửa hàng trực tuyến lần đầu sẽ không mua bất cứ thứ gì. Để cải thiện điều này, bạn cần phải “theo đuổi” khách hàng. Sử dụng data để tiếp tục quảng cáo đối với những người dùng đã ghé thăm trang web của bạn, nhằm thu hút và thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng.
Dynamic content: Dynamic content là nội dung HTML trên website, biểu mẫu, trang đích, emails… có thể thay đổi đối với từng người dùng. Khi xác định một người dùng, một biến thể của nội dung sẽ hiển thị tương ứng với người dùng đó. Ví dụ, một nhà bán lẻ toàn quốc có thể chỉ cho hiển thị 3 địa chỉ cửa hàng gần nhất với vị trí người dùng. Một công ty B2B có thể cho hiển thị nổi bật nhất sản phẩm/dịch vụ liên quan đến nội dung mà doanh nghiệp đối tác đang tìm kiếm.

Các đoạn trích nổi bật và các câu trả lời nhanh

Đây là những xu hướng đang nổi lên và trở thành một trong những xu hướng digital marketing 2018.
Các đoạn trích văn bản (Snippet) là một đoạn nội dung đặc trưng và có thể trả lời nhanh cho truy vấn của người dùng khi họ nhập một câu hỏi vào công cụ tìm kiếm. Câu trả lời này sẽ hiển thị ở kết quả tìm kiếm đầu tiên của Google. Kết quả này được hiển thị vì nó đã được trích xuất nội dung tốt từ một trang web phù hợp nhất với nội dung tìm kiếm của người dùng.

Một số cách để bạn có thể xây dựng các đoạn snippet tốt:

Keyword: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khoá để tìm kiếm những từ khoá thích hợp và ít phổ biến hơn. Bạn có thể dùng công cụ Moz Keyword Explorer rất hữu ích.
Chiến lược nội dung (Strategic Content): Khi tạo ra content, bạn lưu ý để tích hợp đoạn Snippet. Tuy nhiên, cần thực hiện nó một cách khéo léo, tự nhiên. Nếu không Google sẽ nhận thấy bạn đang cố nhồi nhét từ khóa và công cụ tìm kiếm không thích điều này.
Hãy xem xét nội dung dựa trên quan điểm, cách tiếp cận của người dùng để content được tự nhiên hơn. Có một thủ thuật là bạn hãy chọn một từ khoá và sẽ thêm nó vào cuối cùng, sau khi đã viết xong đoạn nội dung.
Định dạng Hỏi - Đáp: Bạn nên dành một trang đích hoàn chỉnh dành cho phần Hỏi - Đáp này. Bạn cũng nên tích hợp các câu hỏi thường gặp vào trang này, để phục vục cho xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói. Trong tương lai, người dùng sẽ không tìm kiếm những từ khoá đơn lẻ, thay vào đó họ sẽ hỏi một câu hoàn chỉnh. Do đó, định dạng Hỏi - Đáp này sẽ phục vụ rất tốt cho SEO.
Chia nhỏ đoạn nội dung: Để Google dễ nhận diện nội dung hơn, bạn chia nhỏ đoạn nội dung bằng các tiêu đề phụ, bảng biểu, danh sách.

Link bài viết

Các hình mẫu chiến lược nội dung này là những kiến thức cơ bản về kỹ thuật tối ưu hoá website và rất cần thiết. Từ một phân tích của STAT - đơn vị đã phân tích 1 triệu truy vấn CPC (Cost per Click - giá cho từng click chuột) cho nghiên cứu mới nhất của họ, đã phát hiện ra rằng 70% các đoạn trích nổi bật không đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên đầu tiên. Điều đó có nghĩa, đoạn Snippet sẽ giúp website của bạn được nhìn thấy đầu tiên, kể cả khi bạn không phải thuộc top 3 kết quả tìm kiếm.

Tìm kiếm bằng hình ảnh

Mặc dù công nghệ này không mới, nhưng nó đang phát huy sức mạnh trong thời đại thương mại điện tử và ứng dụng di động. Tìm kiếm hình ảnh hoạt động bằng cách so sánh các điểm ảnh để xác định và trả về kết quả tương tự. Như vậy, thay vì người dùng phải gõ một cụm từ “đầm màu đen", họ có thể tải lên công cụ tìm kiếm hình ảnh chiếc đầm để tìm kiếm nhanh hơn và chính xác hơn.
Cách tìm kiếm này hữu ích đối với người dùng đang tìm kiếm một mặt hàng cụ thể. Phương pháp này sẽ giảm số thao tác mà người dùng phải trải qua để tìm kiếm như gõ từ khoá, cuộn qua các kết quả để tìm được sản phẩm. Thay vào đó, sản phẩm mong muốn ngay lập tức hiện ra và thu hút sự chú ý của người dùng. Phương pháp tìm kiếm này có thể loại bỏ các quy trình tẻ nhạt trong hành trình mua sắm của khách hàng.

Bán chéo (Cross-selling)

Một lợi ích của tìm kiếm trực quan là nó có thể trở thành công cụ bán chéo tuyệt vời. Nếu một trang web không có sản phẩm tìm kiếm trong kho, nó có thể đưa ra các gợi ý các sản phẩm tương tự. Đồng thời, nó cũng có thể cho khách hàng có thêm tưởng tượng sản phẩm tìm kiếm có thể kết hợp với các sản phẩm khác như thế nào. Ví dụ, người dùng dự định mua chiếc váy màu đỏ và nhìn thấy những phụ kiện như túi xách, nón… đi kèm. Từ đó, họ sẽ mua nhiều hơn ý định ban đầu.
Cuối cùng, bạn không nhất thiết phải áp dụng tất cả những kỹ thuật này vào chiến lược marketing hay bán hàng của bạn. Nhưng đây là tất cả những thứ quan trọng để bạn có thể thực hiện cho doanh nghiệp của bạn và cho khách hàng của mình. Hãy mạnh dạn thử và sai để có một lối đi tốt nhất.
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận