10 lý do nên sử dụng Chatbot trong tiếp thị và bán hàng

23/09/2017    643    4.6/5 trong 5 lượt 
10 lý do nên sử dụng Chatbot trong tiếp thị và bán hàng
Khi các ứng dụng nhắn tin đã và đang là lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều thương hiệu trong công cuộc tiếp cận người tiêu dùng, cùng lúc đó Chatbot cũng ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình.
Nhờ được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI) và phần mềm xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Chatbot đã phát triển đáng kể trong thời gian gần đây. Hiện nay, chúng là những công cụ cực kỳ tinh vi và linh hoạt giúp bạn có thể tự động hóa một số quy trình trong kinh doanh.
 
Ngoài tính năng hỗ trợ tốt các yêu cầu chăm sóc khách hàng, ứng dụng Chatbot với trí thông minh nhân tạo sẽ là một sáng kiến tiếp thị tuyệt vời nhằm thúc đẩy lượng truy cập cho kênh bán hàng của bạn gia tăng nhanh chóng.
 
Dưới đây là những lý do mà doanh nghiệp nên sử dụng Chatbot để triển khai các chiến lược tiếp thị, bán hàng và tăng nhận diện thương hiệu của mình:
 

1. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

 
Khi giao tiếp với một người lạ nhưng người này lại biết tên của bạn, chắc chắn bản chất của cuộc nói chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn. Dựa trên hiện tượng này, các nhà sáng lập đã tích hợp Chatbot với mạng xã hội nhằm thu thập dữ liệu về mọi đối tượng tham gia tương tác.
 
Ngay khi nhận diện được yêu cầu từ khách hàng, Chatbot có thể phản hồi chính xác và thậm chí còn mở rộng cuộc nói chuyện bằng cách đưa ra lời khuyên mua sắm cho từng cá nhân, dựa trên lược sử và sự quan tâm của họ.
 

2. Tăng khả năng tương tác

 
Chatbot hiện đang là ứng dụng độc đáo nhất bởi chúng không chỉ tương tác với khách hàng mà còn lưu lại tất cả các cuộc hội thoại đã diễn ra. Điều đó có nghĩa là, không giống các hình thức tiếp thị khác, Chatbot giúp cho khách hàng được giải trí lâu hơn.
 
Ví dụ, bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách trình chiếu video. Mặc dù video này có thể cực kỳ hấp dẫn nhưng khi kết thúc, tất cả thông tin người xem nhận được sẽ chỉ dừng lại ở đó.
 
Đối với Chatbot lại khác, chúng vừa có khả năng lôi cuốn thị hiếu người dùng vừa có khả năng học hỏi trong quá trình tương tác, những đặc tính này cho phép chúng gửi các thông tin liên quan đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của bạn tới khách hàng.
 
Về cơ bản, Chatbot có thể bán hàng theo hai chiến lược Up-sell (bán hàng gia tăng) và Cross-sell (bán chéo) thông qua phương thức cá nhân hóa, hội thoại và tương tác.
 

3. Mở rộng tiếp cận đối tượng

 
Do hoạt động chủ yếu trên các nền tảng truyền thông xã hội nên Chatbot có thể tiếp cận lượng đối tượng gần như vô hạn. Chúng sẽ mang lại nguồn khách hàng mới cho thương hiệu của bạn nhờ khả năng nắm bắt nhân khẩu học mới hay do được tích hợp trên nhiều ứng dụng nhắn tin mà chúng sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng hiệu quả hơn. Từ đó, lần lượt mở ra các cơ hội mới cho bạn để nâng cao doanh số bán hàng.
 
 

4. Thu thập - phân tích dữ liệu và phản hồi của khách hàng

 
Trên thực tế, sẽ chẳng ai muốn tốn thời gian của mình để hoàn thành khảo sát mà không có bất kỳ động cơ nào thúc đẩy. Nắm bắt mấu chốt này, Chatbot đã khiến cho việc thu thập ý kiến khách hàng trở nên dễ dàng hơn bằng cách đặt ra hàng loạt câu hỏi trong khi hội thoại một cách rất tự nhiên.
 
Thêm nữa, khi được cài đặt các thiết bị tính toán thích hợp, Chatbot sẽ phân tích toàn bộ đánh giá và thông tin mà chúng có được từ người dùng, qua đó, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những gì khách hàng thực sự mong muốn. Từ đó, bạn có thể tái xây dựng chiến lược tiếp thị của mình để tập trung hơn vào nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra nhiều phương án tiếp thị trong nước.
 

5. Gửi thông báo có liên quan

 
Không một người tiêu dùng nào muốn bị tấn công dồn dập bằng email, tin nhắn văn bản và các thể loại thông báo mỗi khi doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có điều gì đó mới mẻ. Chatbot vốn có chức năng nắm bắt và phân tích dữ liệu, chính vì vậy, chúng cũng có thể gửi thông báo tới từng cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
 

6. Hấp dẫn hóa giao tiếp thương hiệu

 
Dù Chatbot chỉ đơn giản là một ứng dụng cung cấp các thông tin chất lượng đến khách hàng nhưng thực sự chúng đã khiến việc tương tác trở nên thú vị hơn rất nhiều. Có một minh chứng cho điều này, đó là Chatbot của nhãn hàng Whole Foods - cho phép người tiêu dùng tìm kiếm công thức nấu ăn thông qua Facebook Messenger bằng cách sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emojis) đơn giản.
 
Loại Chatbot này giúp việc tiếp thị dễ dàng và thú vị hơn, để lại ấn tượng lâu dài cho người dùng. Đồng thời, nó cũng gia tăng lượng truy cập vào trang web của bạn bằng cách chia sẻ liên kết đến các bài đăng và nội dung có liên quan.
 

7. Tự động tiên phong thương hiệu

 
Đôi khi, các thương hiệu thường thụ động trong việc xử lý các tương tác của khách hàng. Họ sẽ chỉ liên lạc lại khi khách hàng là người chủ động liên hệ trước. Chatbot của bạn chỉ được người dùng nhận diện khi Chatbot đó tự động gửi một thông báo chào mừng nếu có người đặt chân đến website của bạn. Điều này giúp bạn chủ động hơn, do đó sẽ thúc đẩy danh tiếng thương hiệu, và thậm chí có thể tăng tương tác cũng như có hiệu ứng tích cực tới doanh số bán hàng của bạn.
 

8. Chuyển đổi khách hàng liền mạch thông qua các kênh bán hàng

 
"Nuôi dưỡng khách hàng" là một phần thiết yếu trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty, tuy nhiên phương thức này lại tốn rất nhiều thời gian. Nhưng với Chatbot, bạn sẽ dễ dàng thu thập tất cả thông tin cần thiết và tạo ra những tin nhắn cá nhân hóa - hướng dẫn người mua trong suốt hành trình mua hàng của họ.
 
Để tối ưu hóa chiến dịch nuôi dưỡng này, hãy thu thập thông tin bạn cần và thực hiện một số thử nghiệm riêng trên các tin nhắn cá nhân. Qua đó, việc tinh chỉnh chiến lược tiếp thị cho mỗi khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web hoặc hồ sơ phương tiện truyền thông xã hội của bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
 

9. Luôn đổi mới nhận diện thương hiệu

 
Mong đợi đội ngũ chăm sóc khách hàng có thể giải đáp mọi yêu cầu riêng lẻ trên website của bạn không chỉ là phi thực tế mà còn rất tốn thời gian và tốn kém. Tuy nhiên, với Chatbot, bạn có thể đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng 24 giờ mỗi ngày, và bảy ngày trên tuần.
 
Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, Chatbot còn giúp nhận diện thương hiệu của bạn luôn tươi mới và năng động trong mắt khách hàng.
 

10. Phương pháp kiến tạo Chatbot riêng biệt

 
Trong khi ý tưởng tạo ra một Chatbot được trang bị trí thông minh nhân tạo khiến cho nhiều doanh nghiệp thoái chí, thì các nền tảng xây dựng Chatbot như ChattyPeople đã khiến mọi người có ánh nhìn khả quan hơn. Không cần kiến thức mã hóa cũng chẳng cần phải tốn quá nhiều chi phí, ChattyPeople sẽ giúp bạn tạo ra một Chatbot chỉ trong vòng vài phút.
 
Đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ nghiên cứu máy móc để phát triển ứng dụng dữ liệu cho tất cả các loại hình kinh doanh, Chatbot được tạo lập bằng ChattyPeople có thể:
 
- Tạo động cơ tiêu dùng bằng cách tăng cường mời chào và khuyến mãi tùy theo nhu cầu khách hàng.
- Nhận biết sự khác nhau của từ và cụm từ tìm kiếm.
- Tích hợp với các ứng dụng nhắn tin ưa thích.
- Thực hiện thanh toán trực tiếp từ các trang bán hàng thông qua các hệ thống thanh toán chính.
 

Cuối cùng...

 
Ứng dụng nhắn tin đã trở thành điểm đến hàng đầu cho mọi thương hiệu nhằm tiếp cận người tiêu dùng, bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Chatbot ngày càng trở nên phổ biến. Bằng việc triển khai Chatbot cho chiến lược tiếp thị, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu đối tượng mục tiêu, điều chỉnh nỗ lực tiếp thị đồng thời tiếp cận người tiêu dùng mới và kiếm tiền từ các kênh bán hàng của bạn.
Doanhnhansaigon

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận