Thách thức của hầu hết những người làm content đó là phải cố gắng đưa ra những ý tưởng nội dung thú vị dựa trên nền tảng sự thích hợp. Việc xây dựng ý tưởng là điều quan trọng nhất để có được nội dung thu hút. Và, điều này hiện đang gây tranh cãi cho khoảng hơn 60% các nhà tiếp thị B2B hiện nay.
Chỉ việc đưa ra những ý tưởng mới và hy vọng chúng tự động liên kết với nhau thì không đủ. Bạn cần phải tạo ra nội dung mà có thể hỗ trợ kênh bán hàng của bạn và phải có mục đích – ngay cả khi mục đích ấy chỉ để chỉ ra những viễn cảnh hay chỉ để nuôi dưỡng sự lãnh đạo trong quá trình phát triển hoạt động bán hàng.
Bạn cần phải biết cân bằng cả về lượng lẫn về chất trong chuỗi nội dung của mình, nhưng một khi bạn bị cạn kiệt tất cả ý tưởng, bạn phải bắt đầu từ đâu?
Thay vì trì hoãn kế hoạch viết bài và chờ đến khi có một ý tưởng khác lóe ngang qua đầu bạn, thì hãy xem qua 8 chiến lược tạo dựng nội dung dưới đây để giúp cho việc sáng tạo của bạn không bị gián đoạn:
1. Lấy ý tưởng từ các đối thủ
Khi bạn không thể nghĩ ra những ý tưởng mới cho nội dung của mình nhưng bạn cần một thứ gì đó mang tính toàn diện có thể khiến cho những người theo dỗi bạn ngạc nhiên, hãy tìm kiếm nguồn cảm hứng từ đối thủ của bạn.
Đừng copy những gì họ viết, mà hãy phân tích nội dung đang phổ biến nhất để biết họ đã làm những gì trong quá khứ mà đối tượng khán giả của bạn đã lan tỏa chúng rộng khắp. Hãy tìm những khoảng trống hay cơ hội để hoàn thiện chúng. Đó chính là kỹ thuật Skyscraper do Backlinko phổ biến. Với Ahrefs hay BuzzSumo, bạn có thể tìm thấy những bài blog hàng đầu hay những bài báo trên trang của đối thủ, sau đó bạn biến chúng thành cái mới của mình, cơ bản bằng cách thêm nhiều nội dung, giá trị và hình ảnh hấp dẫn. Phương pháp này giúp bạn có thêm những chủ đề mới thú vị cho danh sách nội dung, đồng thời khiến cho đối thủ và đối tượng khán giả của bạn ngạc nhiên.
2. Tìm các ý tưởng nội dung từ các chủ để mang tính xu hướng, thời thượng hiện nay
Có rất nhiều ý tưởng cho nội dung xung quanh bạn không hoàn toàn liên quan tới ngành của bạn, nhưng chúng vẫn dính líu tới đối tượng khán giả của bạn. Một số kênh xã hội phổ biến nhất cung cấp một chuỗi liên tục những xu hướng đang diễn ra, thường được đăng kèm với hashtag.
Khai thác những chủ đề và tin tức đang là xu hướng và các cách brainstorm mà có thể giúp bạn tạo những chủ đề đó, sau đó chia sẻ chúng với khán giả. Sử dụng những hashtag có liên quan đến topic để quảng cáo nội dung bên cạnh các khán giả đã quen thuộc của bạn.
3. Nguồn của các ý tưởng đến từ đối tượng khán giả
Khi nguồn cho các ý tưởng mới bắt đầu cạn kiệt, bạn hãy dành nhiều thời gian để tương tác với khán giả của mình để tìm thấy nguồn cảm hứng mới:
- Khai thác các kênh truyền thông mạng xã hội nơi mà các đối tượng thường dành nhiều thời gian vào
- Tham gia và gắn kết với thành viên của các nhóm
- Tìm kiếm những diễn đàn liên quan đến hoạt động kinh doanh và ngành của bạn
- Tham gia các cộng đồng Hỏi – đáp trực tuyến như Quora và Reddit
Chú ý tới nội dung mà họ đang chia sẻ và những chủ đề mà họ đang bàn luận. Tìm kiếm đa dạng các từ khóa trong ngành từ các trang mạng xã hội và đánh giá những bài thảo luận và bài đăng trên cộng đồng được lan truyền khắp nơi. Điều đó có thể mang lại cho bạn sự thấu hiểu sâu sắc đối với những quan điểm mà bạn không biết hay những vấn đề trong ngành mà bạn có thể xử lý chúng trong những bài đăng sau này.
4. Sử dụng công cụ tạo chủ đề
Đôi khi tất cả những gì mà chúng ta cần là một tiêu đề hấp dẫn để làm bật lên một phần nội dung thú vị nào đó. HubSpot và Portent đều là những cái máy giúp tạo chủ đề khi bạn không thể nghĩ ra một chủ đề nào hay ho, sáng tạo. Tất cả những gì chúng ta cần làm đó là đưa ra những từ khóa mục tiêu và những chiếc máy ấy sẽ giúp bạn đưa ra những topic liên quan. Những chiếc máy đó được tự do sử dụng, và bạn có thể xoay chuyển tuần tự thông qua nhiều chủ đề khác nhau để tìm ra những thứ có thể kích thích sự sáng tạo trong bạn.
5. Kiểm tra những chủ đề phổ biến nhất từ trước đến nay
Sử dụng ứng dụng như BuzzSumo, tôi thường tìm kiếm những cụm từ then chốt mà các đối tượng khách hàng của mình sử dụng để tìm kiếm nội dung online. BuzzSumo sẽ cho ra một danh sách với những loại nội dung khác nhau được sắp xếp theo lượng thu hút của xã hội. Thay vì tập trung vào nội dung chỉ một đối thủ, bạn có thể xem qua những nội dung phổ biến để có những chủ đề có sẵn hay những từ khóa liên toàn ngành.
6.Thử với nhóm người gây ảnh hưởng
Một số người luôn có sự đổi mới cho topic cũ của họ, và một trong những nơi tốt nhất để tìm kiếm nội dung như thế chính là từ những người có tính ảnh hưởng trong ngành của bạn. Hãy tìm những người mà khán giả của bạn quan tâm nhiều và tìm kiếm qua nội dung của những người đó.
Giám sát các kênh mạng xã hội của họ, xem qua các bài blog của họ, và tìm kiếm những người khách hay ghé vào các bài blog nhận được sự thu hút đáng chú ý ấy. Hoặc tìm cách có mặt trong danh sách email của những người ảnh hưởng để biết được những cập nhật khi họ cho ra nội dung mới cũng là một ý tưởng hay. Xem xét làm thế nào để tiếp cận với một đối tượng có nhiều ảnh hưởng, hãy trở thành người theo dỗi họ để có thể tạo ra những ý tưởng mới liên tục cho nội dung sau này.
7. Tái sử dụng một phần nội dung từ những ý tưởng cũ
Phân tích những nội dung hay đã được đăng trên trang blog của bạn và tìm cách để cập nhật thêm thông tin mới cho những nội dung cũ ấy. Chẳng hạn như, bạn có thể sử dụng lại nội dung từ một bài blog phổ biến để sáng tạo thành một bài mới dưới dạng bài thuyết trình Slideshare hay một đồ thị để bạn có thể quảng bá nó qua mạng xã hội.
Chia nhỏ một ý tưởng lớn ra thành nhiều phần nhỏ và nghiên cứu ý tưởng đó ở một khía cạnh khác. Chỉ vì bạn đã bao quát toàn bộ chủ đề trước đó, nhưng điều này không có nghĩa rằng bạn không thể đi sâu vào và bao quát nó một lần nữa dưới một góc nhìn khác.
8. Rời khỏi bàn phím
Khi tất cả những cách trên không tác dụng đối với bạn, thì đôi khi bạn cần phải dừng lại và nghỉ xả hơi thôi. Hãy để bản thân mình thoát khỏi hoàn cảnh ấy và thư giản để vượt qua trở ngại về bài viết của bạn. Hãy đi ra ngoài và tạm quên đi công việc và có khi nó sẽ giúp bạn vô tình nảy sinh ra ý tưởng khi bạn quay trở lại bàn làm việc. Để đảm bảo bạn nên ghi chú nhanh lại bất kỳ ý tưởng nào bạn đưa ra như vậy những ý tưởng ấy sẽ không biến mất trước khi bạn quay trở lại làm việc.
Kết luận
Một cách lý tưởng rằng bạn muốn lên kế hoạch một trò chơi để tạo ra những chủ đề hay ý tưởng trước khi bạn hoàn toàn không còn ý tưởng nào cả. Hãy bắt đầu với danh sách những điểu liệt kê ở trên và xác định xem những phương pháp nào sẽ hiệu quả đối với bạn trước khi bạn tìm kiếm xung quanh cho những ý tưởng mới. Từ đó, hãy thực hành chu trình ấy đều đặn bằng những chiến thuật của bạn nhằm phát triển ý tưởng mới cho danh sách nội dung của bạn.