8 tiêu chí đánh giá chiến dịch Email Marketing

25/01/2016    1.444    4.6/5 trong 5 lượt 
8 tiêu chí đánh giá chiến dịch Email Marketing
Khi thực hiện bất kì một chiến dịch Email Marketing nào đó, điều chúng ta quan tâm nhất luôn là hiệu quả, vậy làm sao để đánh giá được chiến dịch hiệu quả hay không. Bài viết những tiêu chí đánh giá chiến dịch Email Marketing sau đây sẽ đưa ra những tiêu chí cụ thể để bạn có thể đánh giá được chiến dịch cua bạn có hiệu quả hay không.
Hy vọng với những tiêu chí này, bạn sẽ chuẩn bị một chiến dịch Email Marketing tốt nhất gửi cho khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Tổng lượt mở email (Total Opens )

Thông số tổng lượt mở email theo thời gian giúp bạn hiểu rõ xem cái gì đang ngăn cản khách hàng tiếp cận nội dung marketing của bạn. Ví dụ như, so sánh tổng lượt mở email bằng thiết bị di động và máy tính bàn cho chúng ta thông tin nên tiếp cận khách hàng trên thiết bị nào là chủ động nhất trong những chiến dịch kế tiếp. Biểu đồ của Rackspace dự đoán có đến 1.92 tỷ người dùng email trên di động vào năm 2015. Bạn đã sẵn sàng chưa?
 

2. Tỷ lệ email được mở (Open Rates )

Là tổng số email được mở trên tổng số lượng email gửi đi trong một chiến dịch
Hãy theo dõi tỷ lệ mở email sát sao bởi vì nó chính là thước đo quan trọng nhất quyết định sự thành công của một chiến dịch email marketing. Gia tăng tỷ lệ mở email là dấu hiệu cho thấy khách hàng ngày càng thích thú với nội dung email của bạn, kế đến, tỷ lệ click vào link liên kết, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu chẳng mấy chốc cũng tăng theo. Theo thời gian, hãy chú ý xem những dòng tiêu đề và chương trình khuyến mãi nào ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ mở email để tiếp tục khai thác sự quan tâm của danh sách khách đăng ký nhận email dành cho bạn.
 

3. Tỷ lệ click vào quảng cáo trong email (Total Click Through Rate, CTR)

Là tổng số lần click chuột vào quảng cáo chia cho tổng số lần xuất hiện quảng cáo trong email
Tỷ lệ click vào quảng cáo cho biết nội dung email có đủ hấp dẫn và thuyết phục để khán giả click vào và mua hàng hay không. Nếu tỷ lệ mở email cao mà tỷ lệ click chuột thấp chứng tỏ danh sách khách hàng nhận email kết nối tốt với bạn gần đây nhưng họ không hứng thú với nội dung email hiện tại.
 
Mục đích của email là tăng mức độ nhận diện thương hiệu và doanh thu. Tỷ lệ click vào quảng cáo chính là thước đo cũng như dấu hiệu rõ ràng của kết quả tăng sự tiếp cận và lợi nhuận mà lượt truy cập quảng cáo trong email tạo ra.
 
Tỷ lệ click vào quảng cáo theo tiêu chuẩn ngành hàng dọc được đề cập chi tiết trên trang MarketingProfs, và vài điểm nổi bật nhất bao gồm:
 
- Tỷ lệ click quảng cáo trung bình trên thế giới là 2.3%, ở Mỹ là 2.2%
- Giáo dục, sức khỏe, các sản phẩm/dịch vụ bán lẻ có tỷ lệ click chuột vào quảng cáo và bán được hàng cao nhất trong 14 ngành công nhiệp được オンライン カジノ phân tích.
- Ngành công nghiệp sản phẩm tiêu dùng có tỷ lệ click quảng cáo trung bình cao nhất 3.3 %
 

4. Báo cáo lạm dụng (Abuse Report) 

Là tỷ lệ khách hàng nhận email đánh dấu email của bạn là thư rác
Báo cáo lạm dụng chính là chỉ số mà các chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị không mong muốn nhất. Có nhiều lý do để người nhận cho rằng email của bạn là thư rác và họ không muốn là thành viên trong danh sách email của bạn nữa.
 
Không thể có một danh sách hoàn hảo và không thể không có người đánh dấu nội dung của bạn là thư rác, nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh vấn đề này xảy ra với đa số khách nhận email. Ví dụ, email của bạn nên luôn được tùy chỉnh cài đặt dễ dàng, có một nút cho phép khách ngưng nhận email và thử nghiệm tần suất gửi email thích hợp để đảm bảo bạn không áp đảo người nhận với quá nhiều email.
 

5. Tỷ lệ email bị từ chối (Bounce Rate)

Là tỷ lệ email không được thông qua máy chủ của người nhận hay những nhà quản lý email khác nên không bao giờ đến được hộp thư của người nhận
Thông thường, mọi người hay nhầm lẫn tỷ lệ email bị từ chối với tỷ lệ email không vào được hộp thư đến của người nhận. Khi một email thật sự bị trả lại, nó không bao giờ vào được hộp thư cá nhân do trong quá trình nào đó trên đường đến hộp thư người nhận, nó đã bị đánh dấu là thư rác bởi các nhà quản lý và máy chủ email. Hãy theo dõi email của bạn thường xuyên để xem các hệ thống này có đang chặn nội dung email của bạn đến với khách hàng hay không.
 

6. Tỷ lệ hủy đăng ký nhận email (Unsubscribe Rate)

Là tỷ lệ người đã đăng ký nhận email xóa họ khỏi danh sách
Tỷ lệ từ chối nhận email là một chỉ số cho biết việc gửi thông điệp của bạn tác động hay không tác động đến người nhận như thế nào theo thời gian. Có nhiều cách để tối thiểu hóa tỷ lệ này, nhưng một khi con số này giảm, tức là khách đăng ký nhận email vẫn muốn tiếp tục nhận thông điệp từ bạn. Hãy lưu ý mối quan tâm, sở thích của danh sách để duy trì tỷ lệ này ở con số thấp nhất có thể.
 
Tỷ lệ hủy đăng ký nhận email bao nhiêu là hợp lý? Nếu tỷ lệ hủy đăng ký nhận email của bạn dưới 2% thì đừng quá lo lắng, đây là một con số điển hình trong ngành. Nhưng nếu tỷ lệ này cao hơn thì đã đến lúc bạn nên xem lại phương pháp tiếp cận của mình.
 

7. Tỷ lệ chuyển đổi email (Email Conversions)

Là tỷ lệ chuyển đổi khách nhận email thành khách hàng thật sự
Các bảng phân tích marketing qua email giúp bạn nắm rõ một trong những chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến mục đích cuối cùng – tỷ lệ chuyển đổi qua email. Chuyển đổi qua email tức là khách hàng tìm thấy sản phẩm/ dịch vụ của bạn thông qua email và tìm đến website ngay hoặc mua hàng sau đó và trở thành khách hàng thực sự.
 
So với nhiều kênh tiếp thị khác, tiếp thị qua email là kênh chuyển đổi khách hàng tốt nhất mà các nhà quảng cáo lựa chọn. Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi giúp bạn xác định chiến dịch tiếp thị của bạn nên chi bao nhiêu tiền cho email, phân bố bao nhiêu thời gian cho việc xây dựng danh sách và tập trung bao nhiêu công sức cho việc tiếp tục phân khúc danh sách khách hàng của bạn.
 

8. Doanh thu từ Email (Email Revenue)

Tổng doanh thu tạo ra từ hòm thư cá nhân hay kết quả của tiếp thị qua email
Thiếu hụt doanh thu nghĩa là doanh nghiệp sẽ không có thêm bất cứ chi tiêu nào nữa cho việc tiếp thị qua email. Vì vậy, việc đo lường những gì email marketing đã làm được rất quan trọng. Để tăng doanh thu từ email, bạn phải giữ chân khách hàng lâu dài vì chính họ là những người sẽ chi tiền mua sản phẩm/ dịch vụ để bạn có được doanh thu.
 
Hãy tập trung chăm sóc khách hàng suốt quá trình mua hàng để họ tiếp tục kết nối và quan tâm thông điệp của bạn một cách lâu dài. Hãy gửi những email chúc mừng sinh nhật, những bảng khảo sát khách hàng để thúc đẩy bán hàng hay gửi email theo dõi tự động mỗi khi họ dùng hết sản phẩm (nước hoa, kính áp tròng, hàng tạp phẩm, …) để khuyến khích khách nhận email mua hàng từ website của bạn lần nữa. Mỗi cách làm đều sẽ giúp bạn duy trì một danh sách khách nhận email trung thành lâu dài và tăng doanh thu từ email.

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận