Các chỉ số đo lường hiệu quả nội dung trong content marketing

30/07/2019    1.759    4.6/5 trong 5 lượt 
Các chỉ số đo lường hiệu quả nội dung trong content marketing
Có tới 88% marketer đưa content marketing trong chiến lược marketing của họ, nhưng chỉ một nửa trong số đó nỗ lực đo lường hiệu quả nội dung họ tạo ra. Hãy cùng xem những chỉ số đo lường hiệu quả nội dung dưới đây để biết chiến lược content marketing của bạn đã thực sự mang lại hiệu quả hay chưa.

Blog – website

 
Blog là loại hình nội dung khá quen thuộc trong content marketing. Thế nhưng, sẽ rất khó để xem liệu chiến lược content marketing của bạn có đang đi đúng hướng và mang lại hiệu quả thực sự, nếu không đo lường các chỉ số cơ bản dưới đây:
 

1. Time on Page
 

Bạn cần theo dõi yếu tố này thường xuyên để xác định những từ khóa thu hút độc giả ở từng trang cụ thể. Nếu thời gian độc giả ở lại trang lâu, điều đó chứng tỏ nội dung thu hút và hấp dẫn họ. Ngoài nội dung hấp dẫn, độ dài của bài viết cũng là một trong những yếu tố cải thiện Time on Page. Trung bình những bài viết được Google xếp hạng cao sẽ có độ dài dao động từ 1140 đến 1285 từ.
 
Khi thời gian trung bình trên một trang cụ thể cao hơn nhiều so với trung bình toàn bộ website, điều đó chứng tỏ trang này thu hút và tạo sự chú ý của khách truy cập tốt hơn những trang khác. Bạn nên phân tích nội dung sâu hơn ở những trang này, để thấy ưu điểm vượt trội của nó.
 
Thông thường, Time on Page trung bình trên các trang chứa infographic, nhiều hình ảnh và video thường cao hơn những trang nội dung thuần khác. Điều này chứng tỏ độc giả quan tâm đến nội dung có chứa nội dung trực quan. Từ đó, chúng ta sẽ xác định được một chuẩn mực chung để đối chiếu với những dạng nội dung khác để có được chiến lược content marketing hiệu quả.
 
Google Analytics là một công cụ miễn phí và hữu ích để tìm hiểu thêm về lượng người truy cập cũng như mức độ hiệu quả nội dung của yếu tố Time on Page.
 

2. Phân tích traffic đến website
 

Thông thường, traffic không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá sự thành công của một chiến dịch content marketing. Chỉ số này phải đi kèm với tổng lượng truy cập của website, trang, và yếu tố time on page có cao hay không.
 
Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý để phân tích traffic đến website cho hiệu quả:
 
- Độc giả của bạn đến từ những đâu?

- Họ thường tìm kiếm hay quan tâm đến những từ khóa nào?

- Lượng truy cập đến từ backlink, tìm kiếm trên Google, hay qua mạng xã hội?
 
Để đo lường lưu lượng truy cập trên website, bạn có thể dùng các công cụ như Google Analytics, Majestic, SEMrush On Page SEO Checker, hay Google Webmaster Tools.
 

Case Study
 

Ngoài các bài viết về kiến thức và tin tức, case study cũng là một dạng nội dung mang lại hiệu quả cao bởi tính thiết thực của nó.
 
Có một vài yếu tố đo lường hiệu quả nội dung dạng case study.
 

1. Lượng click và share
 

Bạn có thể dựa trên một số câu hỏi sau để đánh giá hiệu quả về click và share cho nội dung case study:
 
- Case study của bạn có được chia sẻ nhiều trên các phương tiện truyền thông chưa?

- Nó có thu hút được sự chú ý của cộng đồng không?

Để đo lường hiệu quả nội dung case Study, bạn cần phân tích lượt share, view, cũng như những thảo luận về case study của bạn trên mạng xã hội.
 

2. Độ nhận diện thương hiệu
 

Một case study hiệu quả sẽ được báo chí đề cập nhiều, chia sẻ nhiều về lợi ích mà nó mang lại. Từ đó, bạn sẽ tăng được độ nhận diện thương hiệu. Bạn có thể sử dụng một số công cụ đo lường độ nhận diện thương hiệu cho case study như Mention, SumoMe, Brand24, Buzzsumo, hoặc Klout.
 

3. Time on Page và lượng truy cập trên website
 

Tương tự như Blog, thời gian ở lại trang và lượng truy cập trên website là 2 yếu tố giúp bạn đo lường hiệu quả nội dung của case study. Hãy giảm tỉ lệ thoát trang, tăng lượt xem trang và tạo lượng người dùng truy cập mới.
 

Webinar
 

Khác với các dạng nội dung trên, webinar là dạng nội dung có tính tương tác khá cao nhưng cũng không  dễ dàng để đo lường hiệu quả nội dung của webinar. Dưới đây là một vài chỉ số thông dụng để đo lường hiệu quả của webinar.
 
Webinar sẽ mang lại hiệu quả hơn khi nó mang một thông điệp cụ thể và đủ hấp dẫn đến đối tượng mục tiêu (Ảnh: MarketingAI)
 

1. Số lượng người đăng kí
 

Số lượng người đăng kí hội thảo cao là dấu hiệu tốt cho thấy webinar của bạn đã thành công. Nếu chỉ có từ 5 đến 10 người đăng ký trong khi mục tiêu của bạn là 100 người thì chứng tỏ chủ đề của webinar không phù hợp với đối tượng, nhân khẩu học,…
 
Số lượng người đăng kí thấp có thể do cách bạn triển khai và quảng bá hội thảo chưa tốt. Hãy quảng bá thông tin về webinar rộng rãi trên mạng xã hội, email marketing, bài truyền thông trên blog, và những phương tiện truyền thông có tính phí khác.
 

2. Số người tham gia thực tế
 

Số người đăng kí thấp sẽ dẫn đến số người tham dự thấp. Một trong những lí do khiến tỉ lệ tham gia webinar thấp là do khách hàng quên rằng họ đã đăng kí, hoặc họ đã đăng kí tham gia quá nhiều hội thảo trực tuyến trong một tuần dẫn đến họ quên tham gia hội thảo của bạn.
 
Để truyền thông cho webinar hiệu quả, bạn cần tránh biến webinar như một màn quảng cáo quá lộ liễu và phiền toái cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Thay vào đó, bạn cần cung cấp các lợi ích trước khi yêu cầu sự tương tác và chú ý của khách hàng.
 

3. Tỷ lệ rời webinar
 

Nếu người tham gia chỉ ở lại webinar từ 5 đến 10 phút, sau đó thoát ra ngay, thì chứng tỏ lời giới thiệu của bạn không hấp dẫn và không liên quan tới chủ đề.
 
Nếu người tham gia chỉ ở lại nửa thời gian của webinar, thì chứng tỏ hội thảo của bạn quá dài, quá nhàm chán hoặc chứa quá nhiều thông tin.
 
Kết luận
 
Hy vọng với những chỉ số đo lường hiệu quả nội dung nêu trên, bạn đã tự xây dựng được cho mình một bảng đo lường hiệu quả chiến dịch content marketing cho bản thân mình. Hãy nhớ rằng với nội dung sẽ là vô ích, và sẽ rất khó để tối ưu nội dung nếu bạn không thể theo dõi hiệu quả hoạt động của nó bằng các con số cụ thể, rõ ràng, chính xác.
Theo marketingai

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận