Nếu như các trào lưu mạng xã hội có công thức hình thành từ việc giải quyết một nhu cầu tâm lý, đơn giản dễ áp dụng… Vậy đối với sự hình thành các thuật ngữ mạng xã hội – social slang, liệu có nhu cầu chưa được đáp ứng (Unmet needs) của giới trẻ ẩn sau những thứ ngôn ngữ mới mẻ, thời thượng này ?
1. Social Slang – Vì sao không thể bỏ qua?
Trong social media marketing, ngôn ngữ thật sự là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. Hơn ai hết, các marketer đều hiểu rằng để thu hút được khách hàng mục tiêu của mình, thì phải nói những điều liên quan đến họ.
Điều này đặc biệt đúng với khách hàng thế hệ Z (sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000), lượng khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng mà nhiều thương hiệu đang phải chinh phục. Họ lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ và điều này có những tác động nhất định về hành vi, phong cách, hệ thống niềm tin, quan điểm sống. Họ thành thạo về công nghệ và mạng xã hội, nên khó tính hơn, tính chọn lọc cao hơn, nội dung muốn thu hút được họ phải kết nối được với nhu cầu và mong muốn của họ. Cách để kết nối với phân khúc người tiêu dùng đặc biệt này là sử dụng ngôn ngữ của họ để làm content. Một trong những cách để học ngôn ngữ của họ là thông qua những thuật ngữ mạng xã hội – social slang phổ biến trong cộng đồng này.
Trong những năm trở lại đây, mạng xã hội góp phần lan rộng nhiều thuật ngữ mang tính trào lưu như Crush, Thả thính, Soái Ca, bodyshame, Não Cá Vàng … và đã thực sự tạo ra sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người trẻ thuộc thế hệ Z. Những thuật ngữ này được hình thành, phổ biến nhờ social media và ngày càng được các bạn trẻ dùng để diễn tả cho 1 định nghĩa đặc biệt phổ biến trong cuộc sống hiện đại hoặc các tình huống đặc trưng ở lứa tuổi này.
Nếu như các trào lưu mạng xã hội có công thức hình thành từ việc giải quyết một nhu cầu tâm lý, đơn giản dễ áp dụng… Vậy đối với sự hình thành các thuật ngữ mạng xã hội – social slang, liệu có nhu cầu chưa được đáp ứng (Unmet needs) của giới trẻ ẩn sau những thứ ngôn ngữ mới mẻ, thời thượng này ?
2. Social Slang – Điều thú vị tìm thấy khi đào sâu social listening data?
Đa số các social slang trong giới trẻ phản ánh một sự thật về xu hướng người dùng mới, mối quan tâm mới hay để tìm kiếm góc nhìn mới cho các vấn đề đã cũ một cách thời thượng hơn, đồng thời cũng bắt nguồn từ nhu cầu về ngôn ngữ chung và áp lực hòa mình vào nhóm.
Về cơ chế hình thành, các thuật ngữ mới hầu như được bắt đầu sử dụng nhiều và lan rộng từ các Fanpage giải trí của các cộng đồng nhỏ hoặc micro-communities. Việc chia sẻ, giao lưu này cũng giúp người trẻ có cảm giác được thuộc về một nhóm có chung một hay nhiều vấn đề nào đó, được kết nối, được cập nhật về thông tin mà họ quan tâm.
Để hiểu rõ hơn về cách hình thành định nghĩa hay thảo luận trên của giới trẻ về social slang của họ, bài viết này sẽ đi sâu phân tích 1 thuật ngữ nổi bật nhất thời gian gần đây: Crush.
Crush theo thảo luận của cư dân mạng về định nghĩa của thuật ngữ này có thể tổng hợp là: “Chỉ đối tượng mà mình đang thích, không tới mức độ gọi là “yêu”, nhấn mạnh tính một chiều của tình cảm”. Có thể thấy từ các định nghĩa được cư dân mạng đề cập nhiều nhất, thuật ngữ này gây sốt bởi đánh đúng tâm lý tình cảm của những người độ tuổi còn khá trẻ. Họ không dùng từ “yêu đương phương” hay “thích thầm”, “yêu thầm”, “tương tư” để diễn tả cho tình cảm này bởi dường như các từ ngữ quen thuộc đó không còn phù hợp với người trẻ ngày nay. Khi dùng từ Crush, hay tham gia các thảo luận về “Crush” người trẻ sẽ có cảm giác được đồng cảnh ngộ với các bạn đồng trang lứa.
Sự hình thành các thuật ngữ mới cũng cho thấy nhu cầu của giới trẻ về ngôn ngữ chung để thể hiện một cách chính xác hơn về họ, tình huống của họ trong thời đại mới. Nhìn sâu xa hơn, việc slang này trở nên phổ biến còn đến từ áp lực hòa mình vào nhóm (tâm lý bầy đàn). Giá trị cập nhật trào lưu nhanh không có ý nghĩa với người lớn nhưng lại có ý nghĩa với giới trẻ vì họ sinh ra và lớn lên trong một thời đại bão hòa thông tin và sự thay đổi của thông tin một cách chóng mặt.
Về nguồn gốc, các bài đăng về Crush xuất hiện trên các trang mạng xã hôi Việt Nam từ năm 2014, nhưng thật sự nổi lên và được nhiều người biết đến là từ cuối năm 2016, khi phong trào về confession, tâm sự , tư vấn về chuyện tình cảm của các Fanpage giải trí, chủ yếu là các Fanpage giải trí của các cộng đồng nhỏ như trang Hội những người đam mê truyện ngược, Crush +, Ngôn tình Everywhere, Tuổi Thanh Xuân, Tuyết Bitch Collection, Quotes Chất ….
Về các nhóm chủ đề thảo luận, nắm bắt một sự thật tâm lí thú vị: “Ai cũng từng hoặc đang “crush” một ai đó”, các hot Fanpage này luôn chủ động tạo ra rất nhiều chủ đề thảo luận xoay quanh chủ đề này. Dựa vào social listening data từ Buzzmetrics, top những chủ để tạo được nhiều thảo luận nhất tập trung thỏa mãn 2 động cơ lớn khi tìm kiếm, tiêu thụ thông tin và tương tác, chia sẻ của người trẻ:
– Thu thập thông tin, kinh nghiệm/ có thêm được những lời khuyên hữu ích cho vấn đề của mình: thông qua việc tìm Gợi ý cách tỏ tình, Gợi ý cách bắt chuyện với Crush, Các dấu hiệu để xác định Crush cũng thích mình…
– Nhu cầu chia sẻ cảm xúc/tìm kiếm sự đồng cảm: thông qua các bài đăng kêu gọi chia sẻ Cảm giác khi crush 1 người, Lý do rung động, Điều muốn nói, kể về Những kỉ niệm, Bị từ chối…
Tạm kết
Liệu các thương hiệu đã ứng dụng social slang vào social media marketing của mình? Nếu có thì họ đã làm như nào? Hiệu quả ra sao? và liệu có những “chống chỉ định” gì mà các marketer phải cẩn thận khi sử dụng các thuật ngữ thời thượng này? Đón xem phần 2 của loạt bài về Thuật ngữ mạng xã hội – Social Slang.