Trải nghiệm người dùng được các thương hiệu cá nhân hóa như thế nào?

09/08/2018    930    4.76/5 trong 8 lượt 
Trải nghiệm người dùng được các thương hiệu cá nhân hóa như thế nào?
Chỉ có khách hàng thôi là chưa đủ. Bạn cần biết khách hàng của bạn từ nơi họ ở đến các sản phẩm mà họ ưa thích.
"Mọi ứng dụng phải chiến đấu để giành được sự chú ý của người tiêu dùng trên màn hình chính" là những gì mà thuyết Darwin dành cho thiết bị di động. Tuy nhiên trên thực tế, những đối tượng mục tiêu này thường sẽ có khuynh hướng gắn bó với những ứng dụng quen thuộc của họ. Chính vì lí do đó, các thương hiệu ngày nay cần có sự cá nhân hóa trong trải nghiệm người dùng để có thể thu hút và giữ chân khách hàng mục tiêu.
 

4 thương hiệu thành công trong việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động

 
Dưới đây là 4 ví dụ về các thương hiệu đã thành công trong việc tạo ra một thế giới trên di động đầu tiên dựa vào việc thực hiện các chiến lược tiếp thị theo vị trí và cá nhân hóa trải nghiệm nhờ ứng dụng các kỹ thuật như thông báo đẩy, AR và AI.
 

Sephora

 
Ứng dụng của thương hiệu làm đẹp Sephora cũng sử dụng công nghệ định vị để trở thành người bạn đồng hành của khách hàng trong quá trình mua sắm tại cửa hàng. Bên cạnh đó, ứng dụng đã nhắc nhở về những lần mua hàng trước đó để khách hàng có thể mua sắm các mặt hàng yêu thích của họ và đưa ra lời khuyên làm đẹp. Nổi bật hơn, ứng dụng này còn cho phép người dùng kiểm soát Sephora Virtual Artist, một tính năng AI và AR của ứng dụng. Nhờ đó, họ có thể dùng thử sản phẩm trên khuôn mặt.
 
Bridget Dolan, chuyên gia về trải nghiệm đa kênh và đổi mới của Sephora cho biết: “Chúng tôi tự hào về khả năng thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là trên thiết bị di động. Ứng dụng của chúng tôi chính là một trong những cách hiệu quả nhất để thực hiện điều đó”.
 
Với chiến lược tiếp thị này, công ty cho biết đã có hơn 8,5 triệu lượt sử dụng tính năng Sephora Virtual Artist và hơn 200 triệu màu đã được thử.
 

Home Depot

 
Công ty Home Depot đã cải thiện vấn đề theo hai cách. Thứ nhất, Home Depot kết hợp khu vực mua sắm của người dùng với các xu hướng thiết kế và sản phẩm mang tính chất bản địa. Ví dụ, người ở California sẽ nhận được các khuyến nghị khác với những người sống ở Maine. 
 
Thứ hai, các cửa hàng phải được định vị theo vị trí cụ thể. Với những cái tiến này, ứng dụng có thể hiển thị cả vị trí của sản phẩm tại cửa hàng hay hướng dẫn lối đi. Nhờ vậy mà số lượt người dùng tải xuống ứng dụng đã tăng thêm 20 triệu lần. Khách hàng của Home Depot chiếm 1/3 lượt truy cập hàng tháng.
 

Soat

 
Với ứng dụng trên thiết bị di động, Soat cho phép người dùng tạo ra cho mình một danh sách riêng với các đôi giày thể thao ưa thích. Sau đó, Soat sẽ gửi thông báo đẩy tới khách hàng khi sản phẩm đang được giảm giá gần với mức giá nằm trong phạm vi mong muốn của khách hàng. Tính tới hiện tại, ứng dụng này đã có tới 7 triệu thành viên trên toàn thế giới với hơn 400.000 danh sách. Ông Sen Sugano giải thích: “Tại Soat, chúng tôi để những đôi giày tự nói chuyện và tiếp thị. Công ty có rất nhiều dữ liệu về nhân khẩu học và vẫn đang cố gắng mở rộng sự thu hút đối với các đối tượng là nữ thông qua bộ sưu tập trên ứng dụng di động.
 

Sacramento Kings

 
Giống như các thương hiệu trên, đội bóng rổ NBA The Kings cũng sử dụng tiếp thị theo vị trí để cải thiện trải nghiệm của người hâm mộ trong các trận thi đấu. Được sản xuất bởi công ty Urban Airship, ứng dụng của The Kings mang tên Golden 1 Center cho phép người dùng truy cập để biết thông tin về những bãi đậu xe hay cửa hàng thực phẩm gần sân vận động trong những ngày đội bóng này thi đấu. Hiện tại, đã có trung bình 20% người hâm mộ đang sử dụng ứng dụng này.
 
Theo ông Ryan Montoya, giám đốc công nghệ của Sacramento Kings nói: “Bằng cách nắm bắt công nghệ, chúng tôi đưa ra tuyên bố rằng chúng tôi không chỉ là một đội bóng rổ. Chúng tôi tạo ra những trải nghiệm đáng kinh ngạc nằm trong khuôn khổ của một sân vận động NBA”.
 

Họ đã làm gì trên thiết bị di động để tăng cường trải nghiệm người dùng?

 

Cá nhân hóa

 
Chỉ có khách hàng thôi là chưa đủ. Bạn cần biết khách hàng của bạn từ nơi họ ở đến các sản phẩm mà họ ưa thích.
 
“Chúng tôi muốn mang đến một trải nghiệm cá nhân nhưng mang lại sức mạnh cho người tiêu dùng” Sen Sugano, giám đốc tiếp thị của Goat nói. Điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi cho phép người dùng tự tạo danh sách các sản phẩm yêu thích đi kèm với mức giá sẳn sàng trả. Khi sản phẩm được giảm giá chênh lệch nằm trong mức 5% so với giá mong muốn, ứng dụng sẽ thông báo tới người dùng.
 

AR

 
Các thương hiệu nên đầu tư vào AR giống như Sephora Virtual Artist của Sephora. Mặc dù sẽ có một số vấn đề diễn ra khi các bài đánh giá hay lời phàn nàn của khách hàng về sản phẩm đã bị ẩn đi. Nhưng thương hiệu vẫn đã khẳng định được mình là người có tiến bộ và bắt kịp xu hướng công nghệ.
 

Thông báo đẩy

 
Cá nhân hóa thông báo đẩy có thể đi xa hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở chào nhắc nhở người tiêu dùng khi họ ở gần cửa hàng. Sephora đã đẩy thông báo tới khách hàng khi một sản phẩm trở lại trên kệ hàng và thông tin về các cửa hàng gần nhất.
 

Tiếp thị theo vị trí

 
Từ sự nâng cao trải nghiệm tại cửa hàng cho đến việc đưa ra lời nhắc nhở quá khứ mua hàng của người tiêu dùng, việc tiếp thị theo vị trí sẽ còn có được thể hiện dưới nhiều hình thức. Ví dụ như Home Spot sử dụng các hạng mục có liên quan tới nơi ở của họ.
 

Trải nghiệm

 
Ứng dụng Godlden 1 Center giúp người hâm mộ của họ theo kịp với đội bóng yêu thích của họ và tạo ra sự kết nối thông qua những thông báo mang tính cá nhân hóa hay cách giúp họ đến với chỗ ngồi của mình.
Nguồn congdongdigitalmarketing

Liên kết: Mixer, Mua bán tự động

Bình luận