Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào.
Các ví dụ
ứng dụng bao gồm các tác vụ điều khiển, lập
kế hoạch và lập lịch (scheduling), khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt. Trong
Marketing những ứng dụng đó bao gồm nghiên cứu
hành vi tiêu dùng, trả lời
khách hàng về các
sản phẩm của
doanh nghiệp.
Những tên tuổi lớn đang đầu tư mạnh tay cho
trí tuệ nhân tạo hiện nay gồm có
Google,
Facebook,
Amazon, IBM, Microsoft và một số hãng khác. Vậy để bắt kịp
thời đại, các doanh nghiệp cần ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Marketing như thế nào để đạt
hiệu quả cao nhất?
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Marketing
Marketing ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong việc thu thập và
phân tích dữ liệu của khách hàng để phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp.
Thu thập
dữ liệu Marketing là một quá trình tự động phân loại và
phân tích dữ liệu khách hàng để có đánh giá về hành vi và
nhu cầu của khách hàng. Sự đánh giá này được dựa trên sự phân tích tổng hợp các hành vi cũng
người dùng các trang
mạng xã hội.
Netflix, Amazon và Facebook… là những cái tên đã sử dụng một cách triệt để để hiển thị các đề xuất về các chương trình hoặc sản phẩm theo sở thích khách hàng.
Thúc đẩy quá trình ra quyết định của khách hàng
Việc tổng hợp các dữ liệu một cách triệt để sẽ giúp cho
kế hoạch Marketing trở nên dễ dàng hơn. Trí tuệ nhân tạo cho phép đưa ra những giải pháp thích hợp với mỗi khách hàng, đề xuất
quảng cáo tuỳ chỉnh được hiển thị vào thời gian và địa điểm tốt nhất để có hiệu quả tuyệt đối.
Tăng nhanh số lượng khách hàng tiềm năng
Với trí tuệ thông minh, việc nghiên cứu
thị trường sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đem lại kết quả chính xác. Mô-đun này có thể hiệu chỉnh chính xác và tính toán lại các đề xuất theo cấu hình tương tự đã tìm được. Quá trình này cho phép tăng nhanh số lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Với
cơ sở dữ liệu chất lượng cao có được, doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn trong việc đề ra các
chiến lược phù hợp nhất với tình hình thực tế.
Lucy – Một sản phẩm Trí tuệ nhân tạo trong Marketing
Lucy là một sản phẩm của Equals 3 và theo nhận xét của nhà điều hành Scott Litman “độc nhất trên thị trường hiện nay. Lucy là một trí tuệ nhân tạo hoàn toàn khác biệt với
giao diện người dùng tương thích cho mọi hệ thống marketing”.
Năm 2004,
công ty công nghệ thông tin IBM cho ra đời một hệ thống máy tính có khả năng nhận thức với tên gọi IBM Watson. “Siêu máy tính” thế hệ mới này được trang bị các kỹ thuật cao cấp về xử lý
ngôn ngữ tự nhiên,
tìm kiếm thông tin, diễn đạt, lý giải tri thức, và học máy cho lĩnh vực trả lời các câu hỏi có phạm vi mở rộng.
Lucy là sản phẩm dựa trên những kỹ thuật của IBM Watson nhưng được phát triển theo hướng trở thành cổng thông tin dành riêng cho hoạt động marketing.
Lucy kết hợp 10 kỹ thuật điện toán máy tính cao cấp từng sử dụng trong IBM Watson như: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, truy vấn và xếp hạng tìm kiếm, tổng hợp tin tức, nhận dạng tính cách, hay phân tích chi phí
cơ hội để hỗ trợ ra quyết định,… Sản phẩm trí tuệ nhân tạo Lucy được
thiết kế với giao diện chuyên dụng cho hoạt đông Marketing.
Lucy hoàn toàn có khả năng “hấp thụ” và “tiêu hóa” mọi loại dữ liệu, từ cấu trúc (structured data – các thuộc tính được định nghĩa sẵn như họ tên, giới tính,…) cho đến phi cấu trúc (unstructured data – dạng tự do và không có cấu trúc định sẵn như dữ liệu văn bản, tập tin
video, hình ảnh, âm thanh,…), đến từ mọi nguồn được đăng tải hoặc có khả năng
tiếp cận được thông qua loạt giao diện lập trình ứng dụng (API) của hệ thống Watson. Trong khi đó, thế hệ đầu tiên của IBM Watson về cơ bản chỉ tập trung xử lý các dữ liệu phi cấu trúc.
doanh nghiệp có thể bổ sung không giới hạn vào hệ thống của Lucy các dữ liệu từ CRM, các nền tảng
tiếp thị tự động hóa, PowerPoints, PDFs, các báo cáo nghiên cứu, bản tin nội bộ, dữ liệu thẻ tín dụng, hay các newsfeed trên mạng xã hội… Lucy có khả năng xử lý cả dữ liệu người dùng cá nhân được định danh hoặc ẩn danh.
Nghiên cứu thị trường
Marketer chỉ cần đặt câu hỏi cho Lucy dưới dạng văn bản, ví dụ như “Những khách hàng nào mua xe Tesla?”, câu trả lời sẽ hiện ra ngay lập tức như màn hình.
Phân khúc người dùng
Nhờ khả năng xử lý dữ liệu vượt bậc, Lucy có thể phác họa chân dung người dùng tiềm năng ở mức độ tinh vi (vị trí địa lý, độ tuổi, thu nhập…). Từ đó đề xuất dạng
thông điệp phù hợp nhất và có khả năng thúc đẩy tương tác cao nhất với người này dựa trên phân khúc đặc trưng.
Lucy cũng có thể tạo nên một mô hình tiếp thị với những mô tả sinh động bằng hình ảnh, đồ thị, những kế hoạch chi tiết dành riêng cho
mobile,
web,
TV, báo giấy và bất cứ
kênh truyền thông số hoặc truyền thống khác. Litman cho biết doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê ngoài beta tester lên đến 75% nhờ sử dụng Lucy.
Triển khai Lucy trong Marketing của doanh nghiệp mất tối đa 2 tháng để đạt được (80% – 90% độ
tin tưởng), trước hết Lucy mất khoảng vài tuần để làm quen với các đặc trưng trong hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp và các dữ liệu liên quan, sau đó Lucy sẽ được huấn luyện để nhận thức được đâu là câu trả lời phù hợp ứng với mỗi truy vấn từ Marketer. Sau khoảng một tháng, Marketer có thể đánh giá được các phản hồi của Lucy có hữu ích hay không, nếu không việc “huấn luyện” này sẽ được lặp lại.
Equals 3 đang tiếp tục cải tiến và cập nhật để Lucy có thể cung cấp hiểu biết chuyên sâu hơn nữa (
insight) trong thời gian sắp tới.