Những câu chuyện là cách mà con người giao tiếp với nhau. Hàng ngày, chúng ta kể với nhau về những mẩu thông tin nhỏ, ghép lại thành một câu chuyện to. Kể đúng chuyện thì bạn sẽ bắt được sự chú ý, sự hoan nghênh, soi sáng và thuyết phục mọi người… tất cả chỉ trong vài phút.
Các câu chuyện phải đáng nhớ và đáng được chia sẻ – hai trong số các phương diện quan trọng nhất của mọi
content marketing thành công.
Vậy chúng ta đều đồng ý rằng các câu chuyện đóng một vai trò rất quan trọng – nhưng làm thế nào để chúng ta kể chúng?
Những điều gì góp phần làm nên một câu chuyện Marketing tốt?
Hôm nay tôi muốn chia sẻ về 5 thành tố sẽ kết hợp tuyệt vời với Marketing và doanh nghiệp của bạn. Chúng ta sẽ bắt đầu như tất cả mọi câu chuyện hay vẫn thường kể, bằng một anh hùng…
1. Bạn cần một anh hùng
Tất cả mọi câu chuyện hay đều phải nói về một ai đó (ngay cả khi ai đó là một con quái vật hay đồ chơi biết nói).
Sai lầm lớn nhất mà các doanh nghiệp thường hay mắc phải, đó là họ nghĩ rằng họ chính là anh hùng trong các câu chuyện của họ. Điều này thường thấy trong các quảng cáo có cơ sở không vững chắc: “mua kem đánh răng của chúng tôi nếu không bạn sẽ chết trong tuyệt vọng và cô đơn”, và khiến thông điệp Marketing của họ trở nên rất ích kỉ và dễ bị quên đi.
Muốn kể một câu chuyện có content Marketing thật hấp dẫn, khách hàng của bạn phải là anh hùng
Và điều gì định nghĩa nên một anh hùng? Anh hùng của câu chuyện phải là người được biến đổi theo sự phát triển của câu chuyện, từ một người bình thường trở thành một người đặc biệt.
Nói cách khác…
2. Bạn cần một mục tiêu
Kinh doanh tốt là đi giải quyết vấn đề của khách hàng. Nói cách khác, đó là về sự thay đổi của khách hàng.
Bạn cần phải hiểu khách hàng anh hùng của bạn đang ở đâu, và cô ấy muốn đi đâu?
Cô ấy đang tìm kiếm sự biến đổi nào? Cô ấy muốn có sự thay đổi trong sức khỏe, địa vị, tiền bạc hay cơ hội nghề nghiệp?
- Cô ấy sẽ trông như thế nào nếu có sự thay đổi đó?
- Cô ấy sẽ có khả năng làm được những gì mà hiện tại cô ấy chưa thể làm được?
- Cô ấy sẽ có gì?
- Cô ấy sẽ tin vào điều gì?
- Cô ấy sẽ có những mối quan hệ hoặc kết nối mới nào?
- Cô ấy sẽ trở thành ai?
Cho đến khi bạn hiểu được mục tiêu của những khách hàng anh hùng của mình, bạn vẫn chưa có được một câu chuyện Marketing, mà chỉ là bộ sưu tập những giai thoại.
3. Bạn cần một vật cản
Nếu sự biến đổi là dễ dàng, khách hàng sẽ chẳng cần đến doanh nghiệp của bạn.
Các vật trở ngại khiến cho câu chuyện của bạn thêm hấp dẫn. Khoảng trống giữa vị trí khách hàng của bạn và nơi mà anh ta muốn tới chính là phần thú vị nhất của câu chuyện.
Thông thường, các vật cản tới chiến thắng cuối cùng của khách hàng nằm ở bên ngoài, nhưng phần hay nhất lại thường nằm ở bên trong.
Điều gì còn cản trở khách hàng của bạn đạt được mục đích của anh ta? Yếu tố bên ngoài nào đang nằm trên đường băng của anh ấy?
Quan trọng hơn, anh ấy đã tự tạo nên cho mình những rào cản cảm xúc và lí trí như thế nào? Và phải vượt qua những giới hạn bên trong nào để đạt được phần thưởng?
4. Bạn cần một người cố vấn
Nếu khách hàng của bạn là Luke Skywalker, bạn sẽ là Obi-Wan Kenobi. Bạn là người cố vấn thông thái sẽ cung cấp các thông tin và công cụ quan trọng giúp khách hàng đạt được điều anh ta mong muốn.
Sự khác biệt giữa thông điệp marketing trao quyền và quảng cáo kem đánh răng lỗi thời là việc bạn nhấn mạnh rằng chuyến hành trình của những người anh hùng đó xuất phát từ chính những nỗ lực của cô ấy.
Doanh nghiệp của bạn không tồn tại để giải quyết tất cả mọi vấn đề của khách hàng. Như vậy thì doanh nghiệp không thể đủ nguồn lực và sự kiên nhẫn để giải quyết từng khách hàng một.
Doanh nghiệp tồn tại để hướng dẫn, chỉ dẫn và giúp đỡ.
Cố vấn trong content marketing
5. Bạn cần tính nhân văn
Khi bạn kể một câu chuyện Marketing, luôn thật khôn ngoan khi làm rõ tính nhân văn trong câu chuyện của bạn.
Và đúng, hãy kể các câu chuyện như khách hàng của bạn đã trở thành anh hùng như thế nào, quá trình vượt qua các vật cản và đạt được mục đích…
Kể các câu chuyện về việc doanh nghiệp của bạn đã chỉ dẫn cho khách hàng như thế nào để họ có được cái nhìn khác về bản thân.
Hãy quay lại và nói cho khách hàng biết rằng họ cần làm gì tiếp theo.
Tính nhân văn và đạo đức luôn chạm đến trái tim con người một cách chân thực.
Đó là chìa khóa. Hãy tận dụng nó hết sức có thể.